Trắc nghiệm thi Giao dịch viên ngân hàng P2

Trắc nghiệm thi Giao dịch viên ngân hàng P2
Khoanh tròn vào các lựa chọn đúng.
Lưu ý: Mỗi câu có thể có nhiều hơn một lựa chọn đúng. Thí sinh chỉ nên khoanh tròn vào những lựa chọn/phương án mình cho rằng đúng. Bởi vì nếu thí sinh chọn cả phương án sai trong từng câu thì điểm cho câu sẽ bị trừ cho tới không điểm. Ví dụ câu X có 2 phương án đúng mà thí sinh chọn 1 phương án đúng, 1 phương án sai thì sẽ được 0 điểm cho câu X. Nếu trong câu này thí sinh lựa chọn cả 2 phương án sai thì điểm cho câu X là 0 điểm (không chấm điểm âm cho từng câu).

Câu 1. Trong thanh toán điện tử, có “Lệnh hủy lệnh chuyển nợ”:
A. Nhận định trên là đúng
B. Sai vì đã chuyển lệnh đi rồi thì không phát lệnh hủy được
C. “Lệnh hủy lệnh chuyển nợ” tương đương với “lệnh chuyển có” và có thể được sử dụng để sửa sai trong hủy lệnh chuyện nợ.
D. Tùy thuộc vào hệ thống thanh toán của từng ngân hàng

Câu 2. Đơn vị chấp nhận thẻ:
A. Là các điểm bán hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ
B. Không khuyến khích khách hàng rút tiền mặt tại đây
C. Tùy thuộc điều kiện hoạt động, có thể cho phép khách hàng rút tiền mặt không tính phí
D. Có thể là bất cứ điểm bán hàng nào muốn thanh toán thẻ ngân hàng để tăng doanh số

Câu 3. Kế toán tài chính ngân hàng thương mại chịu sự điều chỉnh của các tầng nấc pháp lý sau đây:
A. Luật kế toán
B. Luật kế toán và hệ thống chuẩn mực kế toán
C. Luật kế toán và chế độ kế toán tài chính NHTW do NHTW (NHNN Việt Nam) ban hành
D. Chế độ kế toán tài chính NHTM do NHTW (NHNN Việt Nam) ban hành

Câu 4. Trong các ngân hàng áp dụng mô hình giao dịch một cửa
A. Đối với các giao dịch trong hạn mức
B. Đối với tất cả các giao dịch
C. … giao dịch viên đồng thời thực hiện chức năng của kế toán viên và chức năng của kiểm soát viên
D. … giao dịch viên không được phép thực hiện chức năng của kiểm soát viên

Câu 5. Nghiệp vụ nào sau đây có thể sử dụng chứng từ điện tử:
A. Nghiệp vụ cho vay từng lần với khách hàng cá nhân, thu nợ, điều chỉnh nợ
B. Cho vay qua thẻ tín dụng
C. Huy động tiết kiệm bằng tiền mặt
D. Ngân hàng phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, cổ phiếu
E. Khách hàng rút tiền mặt

Câu 6. Khoản mục nào sau đây là tài sản của ngân hàng
A. Cổ phiếu thường của tổ chức tín dụng khác
B. Trái phiếu do chính ngân hàng phát hành
C. Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước
D. Tiền gửi của kho bạc nhà nước
E. Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác

Câu 7. Khi khách hàng nộp UNC vào ngân hàng
A. Ngân hàng ghi nợ cho khách hàng
B. Ngân hàng ghi có cho khách hàng
C. Ngân hàng báo nợ cho khách hàng
D. Ngân hàng báo có cho khách hàng
E. Ngân hàng nhận lệnh thanh toán UNC từ ngân hàng bạn

Câu 8. Khi thanh toán UNT
A. Ngân hàng bên bán cần ghi có trước để tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt
B. Ngân hàng bên mua luôn là ngân hàng khởi tạo thanh toán
C. Ngân hàng bên mua có thể ghi nợ trước khi bên mua thông báo chấp nhận thanh toán
D. Ngân hàng bên mua sẽ phải báo có
E. Ngân hàng bên bán cần chuyển UNT cho ngân hàng bên mua

Câu 9. Ngân hàng phát hành giấy nợ như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi hay trái phiếu
A. Theo chỉ định của ngân hàng nhà nước
B. Theo nhu cầu của chính ngân hàng
C. Phải xin phép ngân hàng nhà nước
D. Theo xu hướng thị trường

Câu 10. Trong giao dịch mua bán ngoại tệ
A. Ngân hàng phải ghi nhận giao dịch bằng ít nhất 1 bút toán, trong đó tỷ giá…
B. Ngân hàng phải ghi nhận giao dịch bằng ít nhất 2 bút toán, trong đó tỷ giá …
C. Ngân hàng phải ghi nhận giao dịch bằng ít nhất 3 bút toán, trong đó tỷ giá…
D. … theo tỷ giá bắt buộc của ngân hàng nhà nước
E. … theo tỷ giá của ngân hàng

Câu 11. Khoản chiết khấu trong phát hành giấy tờ có giá
A. Được phần bổ dần vào thu nhập về phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng
B. Được phân bổ dần vào chi phí trả lãi của ngân hàng
C. Làm số dư tài khoản chiết khấu tăng dần lên
D. Làm số dư tài khoản chiết khấu giảm dần đi

Câu 12. Thư tín dụng nội địa là hình thức thanh toán
A. Đơn giản, thuận tiện, dễ sử dụng
B. Gắn kết được quan hệ giao hàng và trả tiền trên cơ sở chứng từ hàng hóa
C. Theo quy định hiện hành cho phép sử dụng
D. Vì rất phức tạp nên chế độ hiện hành không cho phép thực hiện hình thức này trong thanh toán nội địa

Câu 13. Sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp nợ xấu
A. Làm tăng dư nợ của ngân hàng
B. Không làm thay đổi giá trị dư nợ ròng của ngân hàng
C. Làm giảm số dư dự phòng
D. Làm tăng chi phí hoạt động tín dụng

Câu 14. Ngày 20/11/N, khách hàng X tất toán sổ tiết kiệm 300 triệu, kỳ hạn 3 tháng, gửi ngày 14/2/N. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng 12%/năm. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn 3%/năm. Ngân hàng dự trả lãi vào ngày cuối tháng.
A. Tổng số tiền khách hàng được nhận là 328,3004 triệu đồng
B. Ngân hàng ghi nhận số lãi không kỳ hạn phát sinh trong tháng 11 là 0,1639 triệu đồng
C. Ngân hàng ghi nhận số lãi không kỳ hạn phát sinh trong tháng 11 là 0,1641 triệu đồng
D. Tổng số tiền khách hàng được nhận là 327,982 triệu đồng

Câu 15. Tài khoản NOSTRO là tài khoản
A. Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài
B. Có kỳ hạn
C. Không kỳ hạn
D. Tiền gửi ngoại tệ của ngân hàng nước ngoài

Câu 16. Theo chế độ hiện hành, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
A. Ngay khi khoản nợ có dấu hiệu xấu đi
B. Vào ngày đầu tiên của tháng sau đối với các khoản nợ tính đến cuối ngày tháng trước
C. Ít nhất mỗi quý 1 lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo (ngoại trờ quý IV)
D. Ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 10 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo (ngoại trừ quý IV)

Câu 17. Trong kế toán nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư chứng khoán, chứng khoán kinh doanh
A. Có thể là chứng khoán nợ, chứng khoán vốn hoặc các loại chứng khoán khác
B. Chỉ bao gồm chứng khoán nợ
C. Chỉ bao gồm chứng khoán vốn
D. Là chứng khoán có tính chất hỗn hợp của chứng khoán nợ và chứng khoán vốn hoặc chứng khoán không đảm bảo đầy đủ tính chất của chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn

Câu 18. Khi xác định chênh lệch tỷ giá hối đoái, nếu giá trị ngoại tệ còn dư tính theo tỷ giá hạch toán lớn hơn số dư thanh toán mua bán kinh doanh ngoại tệ, phần chênh lệch được ghi nhận vào chênh lệch tỷ giá theo bút toán
A. Nợ TK 6311/Có TK 4712
B. Nợ TK 4712/Có TK 6311
C. Nợ TK 821/Có TK 6311
D. Nợ TK 6311/Có TK 721

Câu 19. Ngân hàng thương mại không được hạch toán các tài khoản sau vào chi phí
A. Tiền lãi đã dự thu trong cho vay nhưng thực tế không thu được
B. Tiền bồi thường cho khách hàng vì vi phạm hợp đồng; tổn thất tài sản do lỗi chủ quan của cá nhân, tập thể trong ngân hàng gây ra
C. Chênh lệch giữa dư nợ có khả năng mất vốn với tiền thu được do bán tài sản đảm bảo và dự phòng được sử dụng để bù đắp nợ xấu
D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 20. Chi phí dự phòng cụ thể nợ phải thu khó đòi đối với nợ cần chú ý bằng
A. 20% * max {0, (A-C)}. Trong đó A là giá trị khoản nợ (cả gốc và lãi), C là giá trị của tài sản đảm bảo
B. 5% * max {0, (A-C)}. Trong đó A là giá trị khoản nợ (gốc), C là giá trị của tài sản đảm bảo
C. 5% * max {0, (A-C)}. Trong đó A là giá trị khoản nợ (cả gốc và lãi), C là giá trị của tài sản đảm bảo
D. 20% * max {0, (A-C)}. Trong đó A là giá trị khoản nợ (gốc), C là giá trị của tài sản đảm bảo

Câu 21. Nghiệp vụ sau đây không thể sử dụng chứng từ điện tử:
A. Cho vay từng lần đối với khách hàng cá nhân, thu nợ, điều chỉnh nợ
B. Cho vay qua thẻ tín dụng
C. Ngân hàng phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, cổ phiếu
D. Khách hàng rút tiền mặt
E. Khách hàng thanh toán tiền mua hàng cho đối tác

Câu 22. Về cơ bản, thẻ ngân hàng có các tính năng cơ bản là:
A. Chỉ rút tiền mặt tại ATM
B. Thanh toán tiền mua hàng tại các cơ sở chấp nhận thẻ
C. Giao dịch với các ATM
D. Dùng để giao dịch trực tiếp tại quầy với nhân viên ngân hàng

Câu 23. Thẻ ngân hàng
A. Được thiết kế hướng tới khách hàng cá nhân
B. Được thiết kế hướng tới khách hàng doanh nghiệp
C. Có thể sử dụng cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
D. Không thể sử dụng cho khách hàng doanh nghiệp

Câu 24. Trong thanh toán điện tử, không có “lệnh hủy lệnh chuyển nợ”:
A. Nhận định trên là sai
B. Đúng vì đã chuyển lệnh đi rồi thì không phát lệnh hủy được
C. “Lệnh hủy lệnh chuyển nợ” tương đương với “lệnh chuyển có” và có thể được sử dụng để sửa sai trong hủy lệnh chuyển nợ
D. Tùy thuộc vào hệ thống thanh toán điện tử của từng ngân hàng

Câu 25. Kế toán ngoại bảng của ngân hàng thương mại
A. Thực cất không trọng yếu vì …
B. Quan trọng vì…
C. … không ảnh hưởng đến tài sản và nguồn vốn của ngân hàng
D. … ảnh hưởng đáng kể đến tài sản và nguồn vốn của ngân hàng
E. … phản ánh dự trữ ngầm và nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của ngân hàng
F. Không phức tạp và có thể không cần thiết

Câu 26. Bộ tài chính hoặc ngân hàng nhà nước
A. Nên ban hành hệ thống tài khoản kế toán….
B. … chung cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau…
C. … riêng cho các tổ chức tín dụng
D. … để dễ so sánh
E. … để thuận tiện cho hoạt động quản lý
F. Không nên ban hành hệ thống tài khoản kế toán

Câu 27. Bút toán hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi là:
A. Nợ TK dự phòng nợ phải thu khó đòi/Có TK quỹ dự phòng tài chính
B. Nợ TK quỹ dự phòng tài chính/Có TK dự phòng nợ phải thu khó đòi
C. Nợ TK dự phòng nợ phải thu khó đòi/Có TK chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi
D. Nợ TK chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi/Có TK dự phòng nợ phải thu khó đòi

Câu 28. Nhà nước muốn mở rộng chính sách tài khóa sẽ không dùng biện pháp nào sau đây?
A. Tăng chi tiêu chính phủ
B. Giảm thuế
C. Giảm lãi suất.