Bài tập. Ngày 17/7/2020, khách hàng N đến gửi tiết kiệm định kỳ 3 tháng, với số tiền 150 triệu đồng, trả lãi cuối kỳ. Lãi suất 6,5%/năm. Hạch toán các bút toán liên quan khi dự trả vào cuối mỗi ngày và dự trả vào cuối mỗi tháng trong 2 trường hợp sau:
1 - Ngày 17/10/2020, khách hàng mang sổ tiết kiệm đến để tất toán.
2 - Ngày 20/9/2020, khách hàng đến rút trước hạn, ngân hàng chỉ trả lãi với lãi suất là 0,3%/năm.
Theo bạn, giữa 2 cách dự trả vào cuối ngày và dự trả vào ngày cuối mỗi tháng có gì khác nhau?
Đáp án:
a. Dự trả lãi cuối mỗi ngày
1 – Ngày 17/10/2020, KH mang sổ tiết kiệm đến tất toán
- Ngày 17/7, ngân hàng nhận tiền gửi của KH
Nợ 1011: 150 tr
Có 4232: 150 tr
- Định kỳ, hàng ngày ngân hàng dự trả lãi:
Nợ 801: 150 * 1 * 6,5%/365
Có 491: 150 * 1 * 6,5%/365
- Ngày 17/10, KH đến tất toán tài khoản:
+ Ngân hàng trả lãi:
Lãi dự trả = 150 * (31 + 31 + 30) * 6,5%/365 = 2,457 tr
Lãi phải trả = 150 * (31 + 31 + 30) * 6,5%/365 = 2,457 tr
Ngân hàng hạch toán:
Nợ 491: 2,457
Có 1011: 2,457
+ Ngân hàng trả gốc:
Nợ 4232: 150 tr
Có 1011: 150 tr
2 - Ngày 20/9/2020, khách hàng đến rút trước hạn, KH hưởng lãi suất 0,3%/năm
- Ngày 17/7, ngân hàng nhận tiền gửi của KH
Nợ 1011: 150 tr
Có 4232: 150 tr
- Định kỳ, hàng ngày ngân hàng dự trả lãi:
Nợ 801: 150 * 1 * 6,5%/365
Có 491: 150 * 1 * 6,5%/365
- Ngày 20/9, KH đến tất toán tài khoản:
Lãi dự trả từ 17/7 đến 20/9 = 150 * (14 + 31 + 19) * 6%/365 = 1,709 tr
Lãi phải trả từ 17/7 đến 20/9 = 150 * (14 + 31 + 19) * 0,3% = 0,079 tr
Lãi dự trả > lãi phải trả
+ Ngân hàng trả lãi:
Nợ 491: 1,709
Có 801: 1,63 (thoái chi lãi dự trả)
Có 1011: 0,079
b. Dự trả lãi ngày cuối mỗi tháng:
1 – Ngày 17/10/2020, KH mang sổ tiết kiệm đến tất toán
- Ngày 17/7, ngân hàng nhận tiền gửi của KH
Nợ 1011: 150 tr
Có 4232: 150 tr
- Cuối ngày 31/7, ngân hàng dự trả lãi:
Lãi dự trả tháng 7 = 150 * 14 * 6,5%/365 = 0,374 tr
Nợ 801: 0,374
Có 491: 0,374
- Cuối ngày 31/8, ngân hàng dự trả lãi:
Lãi dự trả tháng 8 = 150 * 31 * 6%/365 = 0,828 tr
Nợ 801: 0,828
Có 491: 0,828
- Cuối ngày 30/9, ngân hàng dự trả lãi:
Lãi dự trả tháng 9 = 150 * 30 * 6,5%/365 = 0,801 tr
Nợ 801: 0,801
Có 491: 0,801
- Ngày 17/10, KH đến tất toán tài khoản:
+ Ngân hàng trả lãi:
Lãi dự trả = 150 * (14 + 31 + 30) * 6,5%/365 = 2,003
Lãi phải trả = 150 * (31 + 31 + 30) * 6,5%/365 = 2,457
Ngân hàng hạch toán:
Nợ 491: 2,003
Nợ 801: 2,457 – 2,003 = 0,454
Có 1011: 2,457
+ Ngân hàng trả gốc:
Nợ 4232: 150
Có 1011: 150
2 – Ngày 20/9/2020, KH mang sổ tiết kiệm đến tất toán
- Ngày 17/7, ngân hàng nhận tiền gửi của KH
Nợ 1011: 150 tr
Có 4232: 150 tr
- Cuối ngày 31/7, ngân hàng dự trả lãi:
Lãi dự trả tháng 7 = 150 * 14 * 6,5%/365 = 0,374 tr
Nợ 801: 0,374
Có 491: 0,374
- Cuối ngày 31/8, ngân hàng dự trả lãi:
Lãi dự trả tháng 8 = 150 * 31 * 6%/365 = 0,828 tr
Nợ 801: 0,828
Có 491: 0,828
- Ngày 20/9, KH đến tất toán tài khoản:
+ Ngân hàng trả lãi:
Lãi dự trả = 150 * (14 + 31) * 6,5%/365 = 1,202 tr
Lãi phải trả = 150 * (14 + 31 + 19) * 0,3%/365 = 0,0789
Ngân hàng hạch toán:
Nợ 491: 1,202
Có 801: 1,123 (thoái chi lãi dự trả)
Có 1011: 0,0789
+ Ngân hàng trả gốc:
Nợ 4232: 150
Có 1011: 150
Theo bạn, giữa 2 cách dự trả vào cuối ngày và dự trả vào ngày cuối mỗi tháng có gì khác nhau?
1 - Dự trả vào cuối ngày:
+ Tổng số ngày dự trả = tổng số ngày tính lãi cho Khách hàng
Tổng lãi ngân hàng dự trả = tổng lãi KH nhận được vào cuối kỳ (khi đủ kỳ hạn). Vì vậy khi hạch toán trả lãi, bản chất là ngân hàng tất toán toàn bộ lãi dự trả.
Ngân hàng hạch toán trả lãi:
Nợ 491: 2,457 (tất toán toàn bộ lãi dự trả)
Có 1011: 2,457
2 - Dự trả vào cuối tháng:
+ Tổng số ngày dự trả ≤ tổng số ngày tính lãi cho khách hàng (trong bài toán trên, ngân hàng chỉ dự trả đến ngày 31/5, số ngày dự trả = 14 + 31 + 30 = 75 ngày). Khi trả lãi, ngân hàng tất toán toàn bộ lãi dự trả, tuy nhiên lãi dự trả nhỏ hơn lãi phải trả (do tổng số ngày tính lãi cho khách hang > tổng số ngày dự trả) nên ngân hàng phải phát sinh thêm 1 khoản chi phí trả lãi bằng việc ghi nợ TK 801 phần chênh lệch.
Ngân hàng hạch toán trả lãi:
Nợ 491: 2,003
Nợ 801: 2,457 – 2,003 = 0,454
Có 1011: 2,457
Ý kiến bạn đọc