Hướng dẫn hạch toán kế toán nhận tiền gửi, phát hành GTCG và kế toán cho vay tại các ngân hàng

Đăng lúc: Thứ sáu - 28/09/2018 16:31

1 – Kế toán nhận tiền gửi
Bước 1: Ngân hàng nhận TGTK, TG CKH của khách hàng
+ Hạch toán tăng tiền mặt, giảm TGTT của KH khác
+ Hạch toán tăng TGTK, TG CKH cho khách hàng
+ Hạch toán tăng chi phí trả trước chờ phân bổ (nếu trả lãi trước)
Bước 2: Định kỳ vào cuối mỗi ngày, ngân hàng thực hiện:
+ Dự trả lãi (nếu trả lãi sau)
+ Phân bổ lãi trả trước vào chi phí (nếu trả lãi trước)
Bước 3: Định kỳ trả lãi (nếu trả lãi sau)
+ Trả lãi bằng tiền mặt: Hạch toán giảm lãi dự trả và giảm tiền mặt
+ Trả lãi vào tài khoản của khách hàng: Hạch toán chuyển lãi vào tài khoản, giảm lãi dự trả và ghi nhận tăng số tiền gốc (TK TGTK, TG CKH) cho khách hàng.
Trường hợp khách hàng rút trước hạn, ngân hàng thực hiện tính lãi thực trả cho khách hàng trên cơ sở lãi suất KKH hoặc lãi suất đã thỏa thuận. Sau đó so sánh lãi thực trả với lãi dự trả để hạch toán cho phù hợp.
Bước 4: Trả gốc
+ Hạch toán giảm tiền mặt hoặc tăng tiền gửi cho khách hàng
+ Hạch toán giảm TK TGTK, TG CKH
 
2 – Kế toán phát hành GTCG
Bước 1: Ngân hàng phát hành GTCG
+ Hạch toán tăng tiền mặt, giảm TGTT của KH khác
+ Hạch toán tăng GTCG cho khách hàng
+ Hạch toán tăng chi phí trả trước chờ phân bổ (nếu trả lãi trước)
+ Hạch toán tăng số tiền phụ trội (nếu phát hành theo hình thức phụ trội)
+ Hạch toán tăng số tiền chiết khấu (nếu phát hành theo hình thức chiết khấu)
Bước 2: Định kỳ vào cuối mỗi ngày, ngân hàng thực hiện:
+ Dự trả lãi (nếu trả lãi sau)
+ Phân bổ lãi trả trước vào chi phí (nếu trả lãi trước)
+ Phân bổ số tiền phụ trội để làm giảm chi phí trong kỳ (nếu phát hành theo hình thức phụ trội)
+ Phân bổ số tiền chiết khấu để làm tăng chi phí trong kỳ (nếu phát hành theo hình thức chiết khấu)
Bước 3: Định kỳ trả lãi (nếu trả lãi sau)
+ Hạch toán giảm lãi dự trả cho giấy tờ có giá
+ Hạch toán giảm tiền mặt hoặc tăng tài khoản TGTT cho khách hàng
Bước 4: Trả gốc
+ Hạch toán giảm tiền mặt hoặc tăng tiền gửi cho khách hàng
+ Hạch toán giảm TK GTCG của khách hàng
3 – Kế toán cho vay
Bước 1: Ngân hàng giải ngân và quản lý TSĐB
+ Hạch toán tăng TK cho vay thích hợp
+ Hạch toán giảm tiền mặt hoặc tăng TGTT cho khách hàng
+ Hạch toán tăng TK TSĐB (ghi nhập đối với TK TSĐB theo bút toán đơn)
Bước 2: Định kỳ vào cuối mỗi ngày, ngân hàng thực hiện dự thu lãi
+ Hạch toán tăng TK lãi phải thu từ hoạt động cho vay
+ Hạch toán tăng TK thu lãi cho vay
A1. Trường hợp khách hàng trả lãi, gốc đầy đủ, ngân hàng thực hiện:
Bước 3: Định kỳ thu lãi
+ Hạch toán giảm lãi dự thu
+ Hạch toán tăng tiền mặt hoặc giảm TGTT của khách hàng
Đối với trường hợp khách hàng đến trả lãi khi ngân hàng chưa thực hiện dự thu, khi đó, ngân hàng hạch toán:
+ Tăng tiền mặt hoặc giảm TGTT của khách hàng
+ Tăng TK thu lãi cho vay
Bước 4: Trả gốc
+ Hạch toán tăng tiền mặt hoặc giảm TGTT của khách hàng
+ Hạch toán giảm TK cho vay thích hợp
+ Hạch toán xuất TSĐB
Nếu trong quá trình cho vay, ngân hàng đã thực hiện trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể thì khi tất toán khoản vay, ngân hàng phải thực hiện hoàn nhập dự phòng theo quy định.
A2. Trường hợp đến kỳ trả lãi và gốc, khách hàng không có khả năng thực hiện theo yêu cầu đã thỏa thuận
Bút toán 1: Hạch toán giảm lãi dự thu và tăng TK lãi dự thu nhưng chưa thu được
+ Ghi giảm TK thu lãi cho vay
+ Ghi giảm TK lãi dự thu
+ Đồng thời, ghi tăng TK lãi dự thu nhưng chưa thu được (nhập TK 941 số lãi dự thu nhưng chưa thu được)
Bút toán 2: Hạch toán chuyển nhóm nợ sang nợ có độ rủi ro cao hơn. Theo TT 39/2016/TT-NHNN thì chỉ thực hiện chuyển số dư nợ khách hàng không trả được theo quy định (phần nợ gốc đến hạn).
+ Hạch toán tăng TK nợ nhóm mới
+ Hạch toán giảm TK nợ nhóm cũ
Bút toán 3: Trích lập dự phòng (Theo quy định tại QĐ 493/2005/QĐ-NHNN là trích lập dự phòng của mỗi quý vào ngày 15 tháng đầu tiên của quý kế tiếp, riêng quý 4 thực hiện trích lập dự phòng vào ngày 15/12).
+ Hạch toán tăng chi phí tín dụng nợ phải thu khó đòi
+ Hạch toán tăng TK DPRRTD cụ thể
+ Hạch toán tăng TK DPC
Việc hạch toán trích lập dự phòng được thực hiện theo công thức tại QĐ 493. Khi giá trị TSĐB tại thời điểm trích lập lớn hơn giá trị khoản nợ thì ngân hàng không phải trích lập DPCT mà chỉ trích lập DPC.
Bước 4: Khi nhận thấy khách hàng không có khả năng trả nợ, ngân hàng thực hiện chuyển nợ của khách hàng sang nhóm nợ có khả năng mất vốn và chuẩn bị thực hiện xử lý nợ
+ Hạch toán tăng nợ nhóm có khả năng mất vốn
+ Hạch toán giảm nợ nhóm cũ
B1. Nếu ngân hàng sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp nợ có khả năng mất vốn
Bút toán 1: Sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất
+ Hạch toán giảm dự phòng rủi ro cụ thể, dự phòng chung
+ Hạch toán giảm dư nợ vay không thu hồi được
+ Đồng thời hạch toán xuất toán ngoại bảng đối với nợ gốc khó đòi chưa thu được (nhập TK nợ gốc bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi)
Bút toán 2: Khi đòi được nợ của khách hàng trả
+ Hạch toán tăng tiền mặt hoặc giảm tiền gửi thanh toán của khách hàng
+ Hạch toán tăng thu nhập khác
+ Đồng thời hạch toán xuất TK nợ gốc bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
B2. Nếu ngân hàng và khách hàng thỏa thuận xử lý nợ bằng TSĐB hoặc khách hàng mang tiền đến trả
* Nếu khách hàng mang tiền đến trả:
Bút toán 1:
+ Hạch toán tăng tiền mặt
+ Hạch toán thu lãi, gốc
+ Đồng thời xuất toán nợ lãi quá hạn chưa thu được.
Nếu khách hàng trả chưa đủ thì ngân hàng sử dụng dự phòng rủi ro cụ thể, dự phòng chung để bù đắp. Phần gốc và lãi còn thiếu, ngân hàng hạch toán tăng TK nợ gốc, lãi bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi (TK ngoại bảng).
* Nếu tất toán nợ bằng cầm cố sổ tiết kiệm
Ngân hàng thực hiện tất toán sổ tiết kiệm của khách hàng để trả nợ. Nếu thu nợ gốc, lãi xong còn thừa, ngân hàng trả lại cho khách hàng. Nếu thiếu, ngân hàng sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp và phần gốc, lãi còn thiếu, ngân hàng hạch toán tăng TK nợ gốc, lãi bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi (TK ngoại bảng).
* Nếu ngân hàng và khách hàng thỏa thuận xử lý nợ bằng TSĐB
Bút toán 1: Xuất toán tài khoản TSĐB
Bút toán 2: Gán TSĐB
Bút toán 3: Bán TSĐB
Bút toán 4: Xử lý nợ
So sánh số tiền bán được với giá trị khoản nợ để thu hồi nợ. Nếu thu nợ gốc, lãi xong còn thừa, ngân hàng trả lại cho khách hàng. Khi đó:
+ Hạch toán giảm số tiền thu được từ bán TSĐB
+ Hạch toán giảm giá trị khoản nợ gốc, nợ lãi đã thu được
+ Hạch toán tăng TK tiền gửi thanh toán cho khách hàng phần còn thừa trả lại cho khách hàng.
Nếu thiếu, ngân hàng sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp và phần gốc, lãi còn thiếu, ngân hàng hạch toán tăng TK nợ gốc, lãi bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi (TK ngoại bảng).
+ Hạch toán giảm số tiền thu được từ bán TSĐB
+ Hạch toán giảm số dự phòng rủi ro
+ Hạch toán giảm giá trị khoản nợ gốc, nợ lãi đã thu được
+ Đồng thời, hạch toán tăng TK nợ gốc, lãi bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
Chú ý: Trong phần thu nợ, ngân hàng thực hiện thu nợ theo thứ tự sau: thu nợ gốc quá hạn trước, nợ gốc trong hạn sau, rồi đến nợ lãi quá hạn, cuối cùng là nợ lãi trong hạn.
Khi khoản vay chuyển nhóm nợ từ nhóm 1 sáng các nhóm 2, 3, 4, 5 thì ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng cụ thể. Trường hợp khoản vay nhảy nhóm từ nhóm nợ quá hạn này sang nhóm nợ quá hạn khác thì ngân hàng phải trích lập dự phòng đối với phần còn thiếu hoặc hoàn nhập dự phòng đối với phần trích thừa theo quy định. Khi tất toán khoản vay, ngân hàng phải thực hiện hoàn nhập dự phòng đối với phần đã trích lập từ trước đó.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
© Copyright 2015 Ma Ha Nguyen All right reserved.
Website dành cho người mưu cầu và mong muốn chia sẻ tri thức 
Nếu các bạn muốn trao đổi và chia sẻ các giá trị tốt đẹp, hãy truy cập vào:
Facebook: https://www.facebook.com/groups/htnc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/htnc.vn/
Hotline: 0386.196.888


Giới thiệu về Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung

Trường Đại học công nghiệp Việt - Hung (tên tiếng Anh: Viet - Hung Industrial University, viết tắt VIU) là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công thương, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo. Trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả nhà nước Việt Nam và Chính phủ Hungary....

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì về Trường ĐHCN Việt Hung?

Tìm hiểu thông tin đào tạo tại trường

Muốn được tham gia giảng dạy tại Trường

Muốn được học tập, nghiên cứu tại Trường

Muốn tuyển dụng sinh viên của Nhà trường

Tất cả các ý kiến trên

Liên kết