Hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp P2

Đăng lúc: Thứ ba - 25/07/2017 10:20
Hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

 
* Nội dung đánh giá chất lượng tài sản nợ, tài sản có của DN:
- Phân tích các khoản mục tài sản có và bóc tách các khoản mục kém chất lượng, khó thu hồi. Kiểm tra xem doanh nghiệp đã hạch toán đúng và đủ doanh thu, chi phí chưa. Từ đó xác định lợi nhuận thực (hoặc lỗ) chưa được thể hiện hết trên BCTC (được đánh giá tại các phần a, b, c, d, e).
- Phân tích các khoản mục tài sản nợ, đặc biệt là chi phí phải trả,… từ đó xác định lợi nhuận chưa thể hiện hết trên BCTC (được đánh giá tại phần g).
a. Đầu tư tài chính (ngắn hạn và dài hạn)
- Ý nghĩa của hoạt động đầu tư tài chính:
+ Đa dạng hóa hoạt động đầu tư
+ Sinh lời
+ Đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết
- Đầu tư tài chính của 1 doanh nghiệp lớn hay nhỏ phụ thuộc các yếu tố:
+ Chiến lược kinh doanh: Công ty muốn đầu tư vào lĩnh vực truyền thống của mình hay nắm giữ nhiều tiền mặt hoặc nắm giữ các chứng khoán,...
+ Khả năng: Công ty có khả năng, am hiểu về lĩnh vực này như thế nào
+ Điều kiện: Công ty thuộc quốc gia phát triển, thành phố phát triển thì thị trường tài chính phát triển, hoạt động đầu tư tài chính có điều kiện gia tăng hoặc ngược lại
- Yêu cầu đánh giá:
Đánh giá được giá trị thị trường của các khoản đầu tư để phát hiện những khoản đầu tư có giá trị thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán. So sánh số đã trích lập dự phòng giảm giá đầu tư với số phải trích theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành.
- Phương pháp đánh giá:
+ Đối với đầu tư chứng khoán: Căn cứ vào thời hạn của các khoản đầu tư, phát hiện những khoản đầu tư vượt quá thời hạn quy định, tìm nguyên nhân chưa thu hồi (như giảm giá trên thị trường chứng khoán mà nếu bán ra doanh nghiệp bị lỗ). Căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm lập BCTC, đánh giá khả năng thua lỗ, so sánh với số đã trích lập dự phòng.
+ Đối với đầu tư vốn vào các tổ chức kinh tế khác: Xem xét kết quả kinh doanh của các tổ chức kinh tế đó và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai. Nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư) cần phải xem xét số doanh nghiệp đã trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính.
b. Các khoản phải thu 
- Quy mô khoản phải thu do các yếu tố sau:
+ Chính sách bán hàng:
+ Vị thế của công ty:
+ Đặc tính ngành nghề:
+ Đặc tính thời vụ:
+ Chu kỳ kinh doanh:
+ Vòng đời, chu kỳ sống của sản phẩm:
+ Khả năng, cách thức quản trị khoản phải thu:
- Yêu cầu đánh giá: Phát hiện để loại trừ các khoản phải thu khó đòi, phát hiện các khoản phải thu có tính chất dài hạn nhưng được hạch toán vào phải thu ngắn hạn và ngược lại; hoặc các khoản chi phí không rõ nguồn đang hạch toán vào các khoản phải thu. So sánh số đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi với số phải trích theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành.
 
-------------------------------
Lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính theo thông tư 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 của Bộ tài chính:
+ Lập dự phòng đối với đầu tư chứng khoán:
Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán = Số lương CK bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính * (Giá CK hạch toán trên sổ sách kế toán – Giá CK thực tế trên thị trường).
+ Lập dự phòng đối với các khoản đầu tư dài hạn:
Căn cứ để lập dự phòng khi vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế lớn hơn VCSH thực có tại thời điểm lập BCTC của tổ chức kinh tế. Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và tính theo công thức sau:
Mức dự phòng tổn thần các khoản đầu tư tài chính = (Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế - VCSH thực có) * Vốn đầu tư của doanh nghiệp/Tổng vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế
 
Căn cứ xác định nợ phải thu khó đòi theo thông tư 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 của Bộ tài chính:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán gh trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách hàng đã mất khả năng thanh toán (khách hàng đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết,…).
+ Những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như nợ không có khả năng thu hồi.
 
- Phương pháp đánh giá:
Xem xét các khoản nợ phải thu lớn trên cơ sở hợp đồng kinh tế, chứng từ gốc, biên bản đối chiếu công nợ, biên bản nghiệm thu công trình kết hợp điều tra thực tế (nếu cần) để xác định khả năng thu hồi và đánh giá tổn thất của những khoản phải thu đó.
Xác định tính chất ngắn hạn hoặc dài hạn của các khoản phải thu (nếu doanh nghiệp muốn tăng hệ số thanh toán ngắn hạn thì khoản phải thu dài hạn sẽ được hạch toán vào ngắn hạn; hoặc nếu doanh nghiệp muốn tránh trích lập dự phòng những khoản phải thu khó đòi thì một số khoản phải thu ngắn hạn sẽ được hạch toán vào dài hạn).
Xem chi tiết các TK 131 (phải thu khách hàng), TK 136 (phải thu nội bộ): so sánh chi tiết theo từng đối tượng khách hàng giữa hai niên độ báo cáo (nếu cần thiết thì đối chiếu với các niên độ trước đó nữa để có căn cứ khẳng định chắc chắn hơn).
Đối với những khoản số dư không thay đổi (trong nhiều kỳ hoặc thay đổi không đáng kể) do không có phát sinh tăng, giảm trong kỳ (hoặc phát sinh giảm rất ít) thì có thể xác định là khoản nợ khó đòi. Trường hợp cần thiết có thể kiểm tra tại trụ sở khách hàng sổ sách kế toán, hợp đồng, biên bản đối chiếu xác nhận công nợ,… Đối với các doanh nghiệp xây lắp có số dư phải thu nội bộ lớn cần xem xét việc ứng trước tiền để thi công công trình cho các đơn vị phụ thuộc, đội sản xuất,…
Xem xét chi tiết TK 138 (phải thu khác) và bên nợ TK 338 (phải trả, phải nộp khác) – nội dung và phạm vi phản ánh của TK tham khảo tại PL 08.
Một số doanh nghiệp hạch toán một số khoản chi phí không rõ nguồn vào tài khoản phải thu khác vì nếu hạch toán vào giá thành thì kết quả kinh doanh bị lỗ như: chi lương tăng năng suất lao động, tài sản cố định chưa có nguồn, các chi phí khác,… Những khoản chi này doanh nghiệp thường treo qua nhiều niên độ báo cáo.
Xem chi tiết bên nợ TK 337 (thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng): phản ánh số tiền phải thu theo doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định của hợp đồng xây dựng dở dang, số liệu này chỉ phát sinh đối với trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch.
Căn cứ để ghi vào bên nợ TK 337 là chứng từ xác định doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành trong kỳ (không phải hóa đơn) do nhà thầu tự lập, không phải chờ chủ đầu tư xác nhận.
Cần xem xét kỹ số dư nợ TK 337, có thể có trường hợp doanh nghiệp muốn tăng lãi thông qua việc ghi tăng doanh thu. Cần đối chiếu với kế hoạch trong hợp đồng xây dựng và nhận ký công trình để kiểm tra tiến độ thực hiện, từ đó kiểm tra doanh thu tương ứng.
 
------------------------------
Mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo thông tư 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 của Bộ tài chính:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án … thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Đối với những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như nợ không có khả năng thu hồi, được xử lý theo quy định: Doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp giá trị tổn thất thực tế, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
 
Xem chi tiết bên nợ TK 331 (phải trả người bán) để xác định và đưa vào tài sản đảm bảo các khoản trả trước có độ rủi ro thấp như: các khoản trả trước có bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển, khoản trả trước cho các khách hàng truyền thống, có tín nhiệm trong quan hệ thanh toán; các khoản ứng trước thu mua theo thời vụ nằm trong kế hoạch, trong vụ thu mua hiện tại của bên vay vốn; khoản ứng trước cho bên B thi công theo hợp đồng xây lắp; các khoản đã thanh toán bằng phương thức L/C nhưng chưa nhận được hàng…;
Các khoản trả trước cho người bán quá hạn, khó đòi không có khả năng thu hồi phải được loại trừ ra khoản tài sản bảo đảm nợ vay. CBPT thực hiện các công việc sau:
+ Xem chi tiết bên nợ TK 331 theo từng đối tượng người bán để lựa chọn kiểm tra xác suất những khoản có giá trị lớn hoặc số dư đã lâu không được tất toán.
+ Đối chiếu với điều khoản tạm ứng trong hợp đồng để xác định thời hạn hoàn trả tạm ứng (giao trả hàng; hoặc hoàn thành việc cung ứng lao vụ, dịch vụ).
+ Đối chiếu với biên bản bàn giao (giao nhận hàng hóa; hoặc bàn giao kết quả của việc cung ứng lao vụ, dịch vụ) để loại trừ trường hợp đã hoàn thành bàn giao nhưng doanh nghiệp chưa tất toán khoản ứng trước.

Lưu ý: Nếu số vòng quay quá cao thể hiện phương thức bán hàng cứng nhắc, thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt ngay chưa chắc đã tốt vì ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và mở rộng thị phần của công ty.
Để phân tích các vấn đề trên, cán bộ đề nghị cung cấp các số liệu, thông tin sau:
- Chính sách bán hàng, mạng lưới phân phối
- Cơ cấu các khoản phải thu
- Danh sách khách hàng nợ chính
- Doanh số phát sinh nợ-có tài khoản phải thu khách hàng
- Chi tiết doanh số phát sinh nợ - có phải thu khách hàng lớn
- Tuổi nợ các khoản phải thu (nếu là nợ gối đầu sẽ khó xác định)
- Các khoản nợ quá hạn, thời gian quá hạn, lý do quá hạn, xử lý của doanh nghiệp (trích DPRR, khởi kiện ….)
- Danh sách các người bán trả tiền trước, chi tiết doanh số phát sinh nợ - có người bán trả trước.
- Các hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp và người bán, xác định ràng buộc trách nhiệm của người mua - người bán về các khoản trả trước.
 
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
© Copyright 2015 Ma Ha Nguyen All right reserved.
Website dành cho người mưu cầu và mong muốn chia sẻ tri thức 
Nếu các bạn muốn trao đổi và chia sẻ các giá trị tốt đẹp, hãy truy cập vào:
Facebook: https://www.facebook.com/groups/htnc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/htnc.vn/
Hotline: 0386.196.888


Giới thiệu về website HTNC.VN

Website free tài liệu, đề thi và hỗ trợ giải đáp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được thành lập ra nhằm tạo ra sân chơi cho các trí thức, các bạn sinh viên và những người có nhu cầu tìm hiểu về các kiến thức chuyên ngành tài chính ngân hàng, kiến thức cơ bản về kinh tế học nhằm nâng cao hiểu...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì về Trường ĐHCN Việt Hung?

Tìm hiểu thông tin đào tạo tại trường

Muốn được tham gia giảng dạy tại Trường

Muốn được học tập, nghiên cứu tại Trường

Muốn tuyển dụng sinh viên của Nhà trường

Tất cả các ý kiến trên

Liên kết