Bài tập Đánh giá khái quát cơ cấu nguồn vốn tập đoàn Dược Hậu Giang

Đăng lúc: Thứ sáu - 17/06/2022 09:26
Đánh giá khái quát cơ cấu nguồn vốn tập đoàn Dược Hậu Giang


Bảng dưới đây thể hiện cơ cấu nguồn vốn của Dược Hậu Giang – DHG giai đoạn 2019 - 2021

Stt Nội dung Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
    Giá trị % Giá trị % Giá trị %
I Nợ phải trả 762 18.4% 873 19.6% 818 17.7%
1 Nợ ngắn hạn 699 16.9% 811 18.2% 752 16.3%
  Phải trả người bán 120 2.9% 252 5.7% 201 4.4%
  Người mua trả tiền trước 16 0.4% 20 0.4% 24 0.5%
  Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 30 0.7% 38 0.9% 34 0.7%
  Phải trả người lao động 132 3.2% 155 3.5% 162 3.5%
  Chi phí phải trả 46 1.1% 38 0.9% 39 0.8%
  Doanh thu chưa thực hiện 29 0.7% 49 1.1% 49 1.1%
  Vay ngắn hạn 264 6.4% 212 4.8% 207 4.5%
  Quỹ KTPL 62 1.5% 47 1.1% 36 0.8%
2 Nợ dài hạn 63 1.5% 62 1.4% 66 1.4%
  Dự phòng phải trả dài hạn 47 1.1% 50 1.1% 57 1.2%
  Quỹ PTKHCN 16 0.4% 12 0.3% 9 0.2%
II Vốn chủ sở hữu 3,376 81.4% 3,568 80.2% 3,792 82.1%
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1,307 31.5% 1,307 29.4% 1,307 28.3%
2 Thặng dư vốn cổ phần 7 0.2% 7 0.2% 7 0.2%
3 Quỹ đầu tư phát triển 1,392 33.6% 1,480 33.3% 1,668 36.1%
4 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 665 16.0% 770 17.3% 807 17.5%
5 Lợi ích của cổ đông thiểu số 5 0.1% 4 0.1% 3 0.1%
  Tổng cộng nguồn vốn 4,147 100% 4,448 100% 4,618 100%
 
1. Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này của cả DHG mặc dù có chút biến động nhưng nhìn chung đều khá ổn định qua các năm. Năm 2020 có tăng nhẹ từ giá trị 762 tỷ, tương ứng tỷ lệ % là 18,4% lên 873 tỷ, tương ứng tỷ lệ 19,6% nhưng năm 2021 lại có sự giảm nhẹ xuống 818 tỷ, tương ứng là 17,7%.

Trong tổng nợ phải trả, thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao, trên 90% và khá ổn định qua các năm. Tuy nhiên, quy mô nợ so với tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng thấp, vì vậy cho dù tỷ trọng nợ ngắn hạn cao nhưng không phải là vấn đề lo ngại. Bên cạnh đó, DN còn giảm được chi phí lãi vay do lãi suất vay ngắn hạn thường có chi phí thấp hơn và DN có thể linh hoạt trong thay đổi cơ cấu nguồn vốn để tận dụng lợi ích của đòn bẩy tài chính nhằm khuếch đại tỷ suất lợi nhuận do DHG hàng năm đều kinh doanh có lãi.

Một ưu điểm nữa trong cơ cấu vốn đó là trong tổng nợ ngắn hạn, chỉ có 1 phần nhỏ là doanh nghiệp vay ngân hàng, còn lại đều là phần đi chiếm dụng vốn từ khách hàng, người lao động,… nên DN không những không mất lãi mà còn tận dụng được nguồn vốn chiếm dụng được phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn. Trong đó:

Phải trả người bán / Tổng nguồn vốn: Ở DHG, chỉ số này dao động từ 2,9% năm 2019 lên 5,4% trong năm 2020 và lại giảm xuống 4,4% trong năm 2021.
Điều này chứng tỏ rằng: Các khoản phải trả người bán của DHG có sự biến động thất thường, khá lớn giữa các năm, tuy nhiên xét về quy mô và tỷ trọng thì đây là một tỷ trọng rất thấp, không tác động nhiều đến tình hình tài chính của tập đoàn và không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán do TSNH của tập đoàn và VLĐR rất lớn.

Lý giải cho hiện tượng này, có thể có 2 nguyên nhân:
  • DHG đang tăng cường trả người bán sớm hơn, để tận dụng các khoản chiết khấu đến từ người bán hoặc đối tác của DHG không sử dụng chính sách trả chậm nhiều nên DHG không có những khoản ưu đãi về thanh toán đối với người bán. 
Phải trả người lao động / Tổng nguồn vốn: Ở DHG, chỉ số này tăng lên về cả giá trị và tỷ trọng. Từ mức 132 tỷ, tương ứng 3,2% năm 2019, lên 155 tỷ, tương ứng 3,5% trong năm 2020 và đạt mức 162 tỷ, tương ứng 3,5% trong năm 2021. Đặc biệt, nếu tính riêng trong tổng nợ ngắn hạn, tỷ trọng khoản mục này khá lớn, chiếm tới 19% mỗi năm.
  • Điều này chứng tỏ rằng: Các khoản phải trả người lao động của DHG có sự tăng lên và ổn định qua các năm, với một tỷ trọng khá lớn trong tổng nợ ngắn hạn thì DHG cần phải xem xét nguyên nhân tại sao những khoản lương, thưởng và phải trả khác của người lao động trong tập đoàn chưa được thanh toán cho người lao động. Mặc dù so với tổng nguồn vốn thì tỷ trọng này chiếm tỷ lệ rất thấp mỗi năm và tập đoàn có khả năng đáp ứng mọi khoản thanh toán trên nhưng việc trả chậm các khoản lương thưởng sẽ ảnh hưởng tới tâm tư người lao động do đó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả công việc, tinh thần cống hiến của người lao động, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của tập đoàn.
Vay ngắn hạn / Tổng nguồn vốn: Tỉ lệ này ở DHG có sự giảm xuống về cả giá trị và tỷ trọng qua 3 năm từ 2019 đến năm 2021. Bên cạnh đó, tỷ lệ này tại DHG rất thấp, chỉ dao động trong khoảng 4,8% - 6,4% và có xu hướng giảm qua các năm. Trong khi vay dài hạn không có.

2. Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn: Chỉ số này chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 81% và ổn định qua các năm. Cho thấy doanh nghiệp rất tự chủ, độc lập về mặt tài chính và chủ động trong việc sử dụng nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Mặt khác, vốn chủ sở hữu lớn cho thấy doanh nghiệp có thể chủ động đầu tư vào các dự án, gia tăng quy mô vốn nợ để mở rộng hoạt động kinh doanh, tìm kiếm những dự án hiệu quả và gia tăng hệ số nợ để tận dụng đòn bẩy nhằm khuếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cũng như là chịu đựng tốt các cú sốc về thanh toán và thị trường trong các thời điểm xấu. Công ty kinh doanh có hiệu quả cao, LNST hàng năm đạt giá trị lớn. Đặc biệt, trong tổng vốn chủ sở hữu, nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển có giá trị và tỷ trọng khá lớn. Đây sẽ là cơ sở để DN có thể dùng để đầu tư mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên tỷ trọng VCSH lớn, tỷ trọng nợ phải trả thấp dẫn tới tập đoàn không được lợi về thuế TNDN và không tận dụng được đòn bẩy tài chính để khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận VCSH, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Kết luận chung về cơ cấu nguồn vốn

Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn của DHG, thì chúng ta có thể thấy vấn đề đó là:
  • DHG có hệ số nợ rất thấp, chi phí lãi vay thấp, tập đoàn đang sử dụng ít đòn bẩy tài chính, do đó tập đoàn không được lợi về thuế TNDN
  • Khả năng tự chủ, độc lập tài chính của DHG là rất cao; quỹ đầu tư phát triển lớn, là cơ sở để tập đoàn đầu tư vào những dự án lớn, khả năng hiệu quả cao và có thể gia tăng hệ số nợ để tận dụng đòn bẩy tài chính nhằm khuếch đại tỷ suất LN VCSH
  • DHG đang tận dụng được nguồn nợ đối với người bán, người lao động… tuy nhiên DHG cần xem lại khoản mục phải trả người lao động để giúp người lao động an tâm công tác, cống hiến tốt hơn cho hoạt động SXKD của tập đoàn
  • Vay ngắn hạn của DHG chiếm tỷ trọng rất thấp trong nợ phải trả và đồng thời DHG cũng không có vay dài hạn trong 3 năm gần đây
Kết luận: Tình hình tài chính của DHG rất an toàn và ít rủi ro do hệ số VCSH rất cao và tập đoàn hoạt động kinh doanh hiệu quả, có lãi ở mức cao và ổn định trong các năm. Và có vẻ DHG không chiếm dụng được nhiều vốn hay không tận dụng được nhiều nguồn vốn từ người bán, điều này có thể là do rất nhiều nguyên liệu của tập đoàn được nhập từ nước ngoài, và các đối tác này không cho phép trả chậm trong thời gian dài.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
© Copyright 2015 Ma Ha Nguyen All right reserved.
Website dành cho người mưu cầu và mong muốn chia sẻ tri thức 
Nếu các bạn muốn trao đổi và chia sẻ các giá trị tốt đẹp, hãy truy cập vào:
Facebook: https://www.facebook.com/groups/htnc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/htnc.vn/
Hotline: 0386.196.888


Giới thiệu về website HTNC.VN

Website free tài liệu, đề thi và hỗ trợ giải đáp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được thành lập ra nhằm tạo ra sân chơi cho các trí thức, các bạn sinh viên và những người có nhu cầu tìm hiểu về các kiến thức chuyên ngành tài chính ngân hàng, kiến thức cơ bản về kinh tế học nhằm nâng cao hiểu...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì đến website HTNC.VN?

Tìm hiểu về các tài liệu học tập

Tham gia bàn luận sách và mượn sách miễn phí

Đọc và gửi bài viết lên website

Xin các tư vấn, hỗ trợ và hợp tác với website

Tất cả các ý kiến trên

Liên kết