ĐỌC HIỂU BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Đăng lúc: Thứ ba - 06/02/2024 23:44
ĐỌC HIỂU VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
 
“Tiền mặt là vua” là một câu nói quen thuộc nhấn mạnh vai trò quan trọng của tiền mặt, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế có nhiều biến động. Tiền trong một doanh nghiệp nó được ví như là máu trong cơ thể của mỗi con người. Doanh nghiệp/con người chỉ có thể hoạt động và phát triển được khi có đầy đủ lượng tiền/lượng máu cần thiết.
 
Có những doanh nghiệp thua lỗ triền miên nhưng vẫn duy trì hoạt động một cách bình thường. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp lãi hàng nghìn tỷ nhưng lại luôn đối mặt với nguy cơ phá sản, hoặc bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục. Vì vậy, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo mà mỗi nhà đầu tư cần chú ý, để đảm bảo khoản đầu tư của mình được an toàn và các nhà quản lý doanh nghiệp biết được tình trạng tài chính để có các giải pháp nhằm cải thiện dòng tiền trong doanh nghiệp.
 
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin liên quan để đánh giá khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp, chỉ ra được mối liên quan giữa lợi nhuận ròng và dòng tiền ròng, phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán được kế hoạch thu chi tiền cho kỳ tiếp theo. Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền của doanh nghiệp được phân ra làm 3 loại là hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính:
 
Stt Nội dung Diễn giải
I Lưu chuyển từ
hoạt động kinh doanh
Tiền liên quan đến các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, sử dụng để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư
1 Lợi nhuận trước thuế Khoản lợi nhuận trước thuế lấy từ báo cáo KQ HĐKD
  Điều chỉnh cho các khoản không phát sinh tiền mặt trong kỳ báo cáo - Khấu hao
- Các khoản dự phòng
- Lãi/(lỗ) chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại
- Chi phí lãi vay (chưa trả trong kỳ)
2 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động  
  Điều chỉnh cho các khoản thực trả trong kỳ báo cáo - Vốn lưu động như hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả
- Tiền lãi vay đã trả
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã trả
3 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh - Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD dương cho thấy khả năng tạo tiền của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ có tiền để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư
- Nếu lưu chuyển tiền thuần âm, đó là dấu hiệu cảnh báo khả năng tạo tiền kém và hoạt động kinh doanh chính chưa hiệu quả hoặc doanh nghiệp đang có vấn đề nhất định. Do đó doanh nghiệp cần bù đắp thông qua hoạt động tài chính (Vay/tăng vốn chủ sở hữu…) hoặc hoạt động tài chính (bán tài sản, thu từ các khoản cho vay/đầu tư…).
- Lưu chuyển tiền thuần có giá trị lớn và tỷ trọng so với lợi nhuận sau thuế càng lớn sẽ cho thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, dòng lợi nhuận sau thuế là dòng tiền thực, và lợi nhuận đến chủ yếu từ hoạt động kinh doanh
- Nếu lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD nhỏ hơn lợi nhuận sau thuế, cần chú ý xem doanh nghiệp có tạo ra lãi từ hoạt động đầu tư hay không? Hoặc doanh nghiệp có tăng khoản phải thu, hàng tồn kho hoặc trả bớt khoản phải trả không?
 
II Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư Tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác
1 Các khoản chi - Mua sắm tài sản cố định và tài sản dài hạn khác
- Tiền gửi có kỳ hạn
- Đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác
2 Các khoản thu - Thanh lý tài sản cố định và xây dựng cơ bản dở dang
- Tiền gửi có kỳ hạn
- Thu hồi khoản cho vay
- Thu hồi khoản đầu tư vào các đơn vị khác
- Lãi tiền gửi và cổ tức
3 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư - Dòng tiền đầu tư thường âm do công ty chi tiền để đầu tư tài sản/dự án để tăng quy mô/tạo thêm doanh thu, lợi nhuận trong tương lai.
- Nếu dòng tiền đầu tư dương chứng tỏ công ty đã bán tài sản, bạn cần đánh giá tài sản này có quan trọng không, có ảnh hưởng gì tới hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai không. Bạn cần xem công ty đã đầu tư vào đâu và có hiệu quả không?
- Liên hệ giữa số tiền chi đầu tư, góp vốn trên bảng CĐKT và số lãi từ hoạt động đầu tư (mục điều chỉnh các khoản thuộc phần lưu chuyển từ HĐKD) và mục tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia trong lưu chuyển từ hoạt động đầu tư để đánh giá xem doanh nghiệp tạo ra mức lãi nhiều hay ít, số lãi này đã thu được hay chưa?
 
III Lưu chuyển từ hoạt động tài chính Tiền có liên quan đến việc thay đổi quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
1 Các khoản thu - Tiền thu từ bán cổ phiếu quỹ
- Tiền thu từ nhận vốn góp của cổ đông không kiểm soát
- Tiền thu từ đi vay
2 Các khoản chi - Tiền chi trả nợ gốc vay
- Tiền chi trả cổ tức
3 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính - Nếu dòng tiền từ hoạt động tài chính lớn, bạn cần xem công ty có vay nợ nhiều không? Dòng tiền này sử dụng để đầu tư tài sản/dự án hay để bù đắp cho hoạt động kinh doanh.
- Nếu doanh nghiệp không thu được tiền từ phát hành cổ phiếu, trong khi hệ số nợ lớn thì cho thấy rằng doanh nghiệp đang có vấn đề về dòng tiền, và sẽ phải đối diện với khả năng thanh toán đối với các khoản nợ.
- Khi phân tích cần liên hệ với quy mô và tỷ trọng của nợ và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn để phân tích về rủi ro tài chính và chính sách huy động vốn của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có trả cổ tức không? Tỷ lệ trả cổ tức là bao nhiêu? Nếu doanh nghiệp không có trả cổ tức, có thể cho thấy doanh nghiệp đang có dự tính gia tăng quy mô hoặc đang bị thua lỗ trong kinh doanh.
IV Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ Bằng tổng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính
(IV = I.3 + II.3 + III.3)
V Tiền và tương đương tiền đầu kỳ Giá trị tiền và tương đương tiền đầu kỳ trên bảng CĐKT
VI Ảnh hưởng bởi thay đổi của tỷ giá hối đoái  
VI Tiền và tương đương tiền cuối kỳ Bằng tiền và tương đương tiền đầu kỳ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ và điều chỉnh ảnh hưởng chênh lệch tỷ giá
(VII = IV + V + VI)
 
Báo cáo dòng tiền giúp nhà đầu tư nhận biết được tình hình sức khỏe của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo này, nhà đầu tư có thể nhận ra 4 điểm quan trọng sau:

Thông tin đầu tư mới của doanh nghiệp: Trong lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư, chúng ta có thể thấy doanh nghiệp có đang mở rộng, thu hẹp hay đi ngang thông qua tiền chi cho tài sản cố định, đầu tư góp vốn,... Từ đó có thể đưa ra các dự báo về doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai.

Thông tin khấu hao của doanh nghiệp: Khấu hao tài sản thường chiếm một phần lớn trong lợi nhuận, đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp có tài sản cố định lớn như thủy điện, nhiệt điện, dầu khí… Do đó, nhà đầu tư cần xem con số và chính sách khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp. Từ đó có thể phát hiện ra các doanh nghiệp điều tiết lợi nhuận thông qua tăng hoặc giảm chi phí khấu hao.

Chất lượng lợi nhuận thông qua dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận nhưng có thể lợi nhuận đó chỉ là con số trên giấy tờ mà không phải là lợi nhuận thực do doanh nghiệp cho khách hàng mua chịu, các khoản hoàn nhập dự phòng, trả bớt các khoản phải trả cho người bán quá nhiều sẽ dẫn đến suy giảm về dòng tiền hoạt động kinh doanh. Trong ngắn hạn thì tác động sẽ không lớn nhưng trong dài hạn sẽ dẫn đến sự suy yếu tài chính. Nếu theo dõi trong thời gian 3-5 năm, chúng ta cũng có thể nhận ra các doanh nghiệp đang thổi phồng lợi nhuận hoặc lợi nhuận đó là ảo thông qua dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm.

Chính sách về cổ tức: Doanh nghiệp đang sử dụng phần lớn lợi nhuận để trả cổ tức hay tái đầu tư? Từ đó phần nào đánh giá được triển vọng và tiềm năng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không có dòng chi trả cổ tức, thông thường đều là doanh nghiệp thua lỗ hoặc dòng tiền có vấn đề. Doanh nghiệp chi trả cổ tức ở tỷ lệ quá lớn, cho thấy doanh nghiệp không có nhiều triển vọng tăng trưởng trong tương lai vì doanh nghiệp có thể không có thêm dự án, cơ hội kinh doanh mới, không có dự định mở rộng quy mô.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
© Copyright 2015 Ma Ha Nguyen All right reserved.
Website dành cho người mưu cầu và mong muốn chia sẻ tri thức 
Nếu các bạn muốn trao đổi và chia sẻ các giá trị tốt đẹp, hãy truy cập vào:
Facebook: https://www.facebook.com/groups/htnc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/htnc.vn/
Hotline: 0386.196.888


Giới thiệu về Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung

Trường Đại học công nghiệp Việt - Hung (tên tiếng Anh: Viet - Hung Industrial University, viết tắt VIU) là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công thương, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo. Trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả nhà nước Việt Nam và Chính phủ Hungary....

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì về Trường ĐHCN Việt Hung?

Tìm hiểu thông tin đào tạo tại trường

Muốn được tham gia giảng dạy tại Trường

Muốn được học tập, nghiên cứu tại Trường

Muốn tuyển dụng sinh viên của Nhà trường

Tất cả các ý kiến trên

Liên kết