ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
Học phần: Quản trị tài chính Tiết học: 21/60
Thực hiện ngày ….. tháng ….. năm 2022 Phòng học:……………
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Trang bị cho sinh viên khái niệm, ý nghĩa của chi phí sử dụng vốn, các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sử dụng vốn và chi phí sử dụng vốn vay
2. Yêu cầu:
Sau khi học xong sinh viên:
- Biết được khái niệm chi phí sử dụng vốn, nội dung chi phí sử dụng vốn vay
- Hiểu được cách tính toán, ý nghĩa của chi phí sử dụng vốn và chi phí sử dụng vốn vay
- Vận dụng được kiến thức đã học về chi phí sử dụng vốn để thiết lập chính sách huy động vốn tối ưu và lựa chọn cơ hội đầu tư dựa trên chi phí sử dụng vốn
- Sinh viên phải có ý thức rèn luyện, học tập các nội dung tự học ở nhà
II. NỘI DUNG:
Dẫn nhập: Một dự án đầu tư có vốn đầu tư ban đầu là 100tr, dự án được thực hiện trong 3 năm, số tiền thu được trong mỗi năm là 40tr, 50tr và 60tr. Với lãi suất chiết khấu là 12%, hãy tính NPV của dự án? Dự án có khả thi để thực hiện không?
Với dữ liệu đã cho, chúng ta tính được NPV dự án = 18,28tr > 0. Vậy, dự án có tính hiệu quả và nên đầu tư.
Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy là với lãi suất chiết khấu là 12%, dự án ra kết quả trên, tuy nhiên, nếu lãi suất chiết khấu thay đổi, NPV sẽ có kết quả khác. Đặc biệt, khi lãi suất tăng cao, có thể làm cho NPV của dự án < 0 dẫn tới sự không hiệu quả khi thực hiện dự án. Lãi suất chiết khấu trong công thức tính NPV trên chính là chi phí vốn của dự án, thường được dùng để đánh giá tính hiệu quả của các dự án. Vậy, chi phí vốn là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào và ảnh hưởng thế nào tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay là chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp
2.1. Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm chi phí sử dụng vốn:
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có một nguồn vốn nhất định. Nguồn vốn giúp doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí ban đầu như là thuê văn phòng, mua sắm các công cụ dụng cụ, tài sản; mua hàng hóa dịch vụ hoặc nguyên vật liệu và thuê nhân viên để sản xuất, bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ…
Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn: vốn nội tại ban đầu của doanh nghiệp, vốn vay, phát hành chứng khoán, … Để có quyền sử dụng những nguồn vốn này doanh nghiệp phải trả một khoản thu nhập nhất định cho người cung cấp vốn hay người chủ sở hữu vốn. Đó là cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng nguồn tài trợ để thực hiện hoạt động đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay còn gọi là chi phí sử dụng vốn.
Trên góc độ tài chính chi phí sử dụng vốn được coi là chi phí cơ hội và chi phí ấy được xác định từ thị trường vốn.
Câu hỏi: Chi phí vốn thông thường được đo lường hoặc biểu thị dưới dạng nào?
Một ví dụ dễ thấy nhất đó là khi đi vay vốn tại ngân hàng, chúng ta sẽ mất 1 khoản tiền lãi hoặc phần trăm lãi suất.
Chi phí sử dụng vốn có thể là số tuyệt đối (một số tiền) hoặc số tương đối (tỷ lệ %), cách thông thường người ta hay dùng tỷ lệ %. Tại vì chỉ có biểu thị theo tỷ lệ % thì chúng ta mới có thể so sánh, đánh giá được chi phí sử dụng vốn giữa các nguồn, các thời điểm.
Câu hỏi: Trên góc độ nhà đầu tư, chi phí sử dụng vốn được coi là gì?
Trên góc độ nhà đầu tư đó là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi khi thực hiện cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Mức sinh lời này phải tương ứng với mức độ rủi ro nhà đầu tư gặp phải khi cung cấp vốn.
Nếu chúng ta lướt qua một số trang mạng internet hay vào google tìm kiếm chúng ta sẽ thấy có rất nhiều thông tin về những doanh nghiệp sa lầy vào một số dự án bất động sản, điện gió,… để rồi sau đó lâm nguy hoặc phá sản. Vì vậy, nếu doanh nghiệp chỉ nghĩ đến nguồn vốn có lãi suất thấp hoặc là vốn từ phát hành cổ phiếu mà liều mình đầu tư vào những dự án không nắm được khả năng chiến thắng, hiệu quả của đồng vốn thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Câu hỏi: Chỉ tiêu nào là chỉ tiêu đo lường hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Khi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mong đợi điều gì?
Chỉ tiêu đo lường hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu ROE (tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu) hoặc thu nhập trên 1 cổ phần và doanh nghiệp luôn mong đợi tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp phải luôn ổn định hoặc gia tăng.
Vì vậy khái niệm chi phí vốn của doanh nghiệp như sau:
Khái niệm: Trên góc độ doanh nghiệp là người sử dụng nguồn tài trợ, chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời tối thiểu đạt được khi sử dụng nguồn tài trợ đó cho đầu tư hay hoạt động kinh doanh để đảm bảo cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần không bị sụt giảm.
Ở đây, chúng ta thấy trong khái niệm có cụm từ tỷ suất sinh lời tối thiểu đạt được khi sử dụng nguồn tài trợ đó cho hoạt động đầu tư hay kinh doanh để đảm bảo cho tỷ suất lợi nhuận VCSH ….. không bị sụt giảm.
Có nghĩa rằng, khi sử dụng nguồn tài trợ trợ này, nó phải đạt mức sinh lời tối thiểu ở mức độ nào đó để tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp không bị sụt giảm. Nếu huy động thêm vốn để đầu tư kinh doanh mà làm cho mức sinh lời của VCSH sụt giảm so với trước đó thì doanh nghiệp không nên huy động nguồn vốn trên vào đầu tư, kinh doanh. Vì vậy, không phải là nguồn có chi phí thấp chúng ta nên lựa chọn, mà đó phải là nguồn mà khi huy động về giúp cho doanh nghiệp gia tăng mức sinh lời vốn chủ sở hữu hoặc thu nhập trên một cổ phần.
Chi phí sử dụng vốn được xác định tại một thời điểm, có thể xác định cho dự án đầu tư hay cho doanh nghiệp, nhưng phải xác định trên cơ sở xem xét chi phí vốn ở hiện tại chứ không dựa vào chi phí trong quá khứ.
2.1.2. Ý nghĩa của việc xác định chi phí sử dụng vốn
Câu hỏi: Xác định chi phí sử dụng vốn có tầm quan trọng như thế nào trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?
- Là cơ sở cho doanh nghiệp lựa chọn dự án đầu tư
Chi phí sử dụng vốn hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong việc đánh giá tất cả các cơ hội đầu tư. Nó làm như vậy bằng cách biến các dòng tiền trong tương lai thành giá trị hiện tại bằng cách giữ cho nó được chiết khấu.
- Là cơ sở thiết lập chính sách huy động vốn tối ưu.
Nếu như để thực hiện một dự án đầu tư, doanh nghiệp phải huy động các nguồn vốn với chi phí vốn ≥ mức sinh lời của dự án đầu tư trên thì doanh nghiệp không nên huy động các nguồn vốn đó để thực hiện dự án.
Chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với số vốn mà doanh nghiệp huy động cho một dự án đầu tư hay một kế hoạch kinh doanh nhất định.
Việc xem xét và ước lượng chi phí sử dụng vốn là vấn đề rất quan trọng đối với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn được sử dụng chủ yếu để ra quyết định liên quan đến việc huy động thêm vốn mới cho dự án đầu tư.
Vì vậy, chúng ta phải nghiên cứu chi phí cận biên cho số vốn mới (thực chất là chi phí sử dụng vốn bình quân cho một đồng vốn mới tăng thêm) để lựa chọn quy mô vốn huy động tối ưu.
Xem xét chi phí sử dụng vốn tạo ra tầm nhìn cho nhà quản lý khi cân nhắc lựa chọn chiến lược huy động vốn dài hạn của doanh nghiệp.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn
Có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.
– Lãi suất thị trường:
Câu hỏi: Tại sao lãi suất thị trường lại ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn?
Khi lãi suất thị trường ở mức cao thì tỷ suất sinh lời đòi hỏi của các nhà đầu tư cũng cao, do đó chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng cao và ngược lại.
– Chính sách thuế thu nhập thu nhập: Do lãi vay được tính vào chi phí làm giảm trừ khoản thu nhập chịu thuế, dẫn đến giảm số thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp. Vì vậy, lãi vay đưa lại khoản lợi về thuế, nếu thuế suất cao khoản lợi về thuế lớn làm giảm chi phí sử dụng vốn vay và ngược lại.
– Chính sách đầu tư: Nếu công ty thực hiện chính sách đầu tư vào những tài sản có mức độ rủi ro cao thì tỷ suất sinh lời đòi hỏi của các nhà đầu tư cũng cao và ngược lại. Do đó, cũng làm cho chi phí sử dụng vốn thay đổi.
– Chính sách tài trợ: Câu hỏi: Tại sao việc gia tăng nợ vay có thể sẽ kéo theo chi phí sử dụng tăng lên? Khi doanh nghiệp huy động vốn vay nhiều sẽ làm tăng rủi ro tài chính đối với khoản vốn của các nhà đầu tư, điều đó kéo theo sự gia tăng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.
– Chính sách cổ tức: Chính sách cổ tức của công ty quyết định quy mô lợi nhuận tái đầu tư nhiều hay ít. Nếu tái đầu tư nhiều, doanh nghiệp hạn chế việc phải huy động vốn từ bên ngoài có chi phí sử dụng vốn cao hơn.
2.2. Chi phí sử dụng của các nguồn tài trợ riêng biệt
a. Chi phí sử dụng vốn vay:
Khi hoạt động kinh doanh, ngoài vốn chủ sở hữu thì các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ đi vay… Khi sử dụng vốn vay, doanh nghiệp phải tạo ra khoản lợi nhuận tối thiểu bằng số tiền lãi vay phải trả cho chủ nợ thì mới đảm bảo thu nhập cho chủ sở hữu không bị sụt giảm. Từ đó ta có khái niệm chi phí sử dụng vốn vay như sau:
Khái niệm: là tỷ suất sinh lời tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải đạt được từ việc sử dụng vốn vay để sao cho tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu hay thu nhập một cổ phần không bị sụt giảm.
- Một ưu thế khi sử dụng vốn vay là lãi vay được coi như một khoản chi phí hợp lý trừ khỏi thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây gọi là lợi ích “lá chắn thuế” của vốn vay. Vì vậy ta chia 2 trường hợp:
* Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế:
Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là tỷ suất sinh lời tối thiểu doanh nghiệp phải đạt được khi sử dụng vốn vay chưa tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp để tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu không bị sụt giảm.
Công thức tính:
Trong đó:
Vt : số tiền vay thực tế mà DN được sử dụng cho đầu tư
Tt : số tiền gốc và lãi DN phải trả cho người cho vay năm t
Rdt : chi phí sử dụng vốn vay trước thuế
n: số năm vay vốn
Để xác định chi phí sử dụng vốn vay ta có thể sử dụng phương pháp nội suy.
* Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế:
Lãi vay được tính là khoản chi phí hợp lý tính trừ vào thu nhập chịu thuế của DN, vì vậy sử dụng tài trợ vốn vay được lợi hơn so với sử dụng tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu một khoản tiết kiệm thuế.
Bt = I * t
Trong đó:
Bt : khoản tiết kiệm thuế do sử dụng vốn vay hay lá chắn thuế năm t
I: lãi vay vốn phải trả trong năm
t: thuế suất thuế TNDN
Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế được xác định theo công thức:
rd = rdt * (1 – t%)
Trong đó:
rd : chi phí sử dụng vốn vay sau thuế
rdt : chi phí sử dụng vốn vay trước thuế
t: thuế suất thuế thu nhập DN
Như vậy chi phí sử dụng vốn vay sau thuế sẽ thấp hơn chi phí sử dụng vốn vay trước thuế do lãi vay được tính trừ vào thu nhập chịu thuế, do đó làm giảm gánh nặng chi phí sử dụng vốn đối với DN.
Ví dụ: Một Doanh nghiệp vay 200tr tại ngân hàng, mỗi năm trả cả gốc và lãi là 80tr, tính chi phí sử dụng vốn vay sau thuế của doanh nghiệp? Biết thuế suất thuế TNDN là 20%.
Đáp án:
Từ công thức tính chi phí sử dụng vốn vay ta có:
Sử dụng phương pháp nội suy:
Chọn Rdt1 = 9% => NPV 1 = 2,5
Chọn Rdt2 = 11% => NPV 2 = -4,5
Suy ra chi phí sử dụng vốn vay trước thuế Rdt là:
Vậy, chi phí sử dụng vốn vay sau thuế Rd là:
Rd = Rdt*(1-20%) = 9,71*(1-20%) = 7,77%
Liên hệ thực tế:
Trong thực tế chi phí sử dụng vốn vay thường được các ngân hàng cụ thể hóa bằng lãi suất.
Ví dụ: Lãi suất cho vay ngắn hạn của 1 số ngân hàng như bảng dưới đây (số liệu giả định): Chỉ tiêu | Bank1 | Bank2 | Bank3 |
Kỳ hạn | 12 tháng | 12 tháng | 12 tháng |
Lãi suất | 10% | 16% | 18% |
Chi phí sử dụng vốn sau thuế (Thuế suất thuế TNDN là 20%) | 8% | 12,8% | 14,4% |
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đi vay, số tiền vay thực tế nhận được ít hơn số trong hợp đồng vay vốn do khách hàng phải nộp một số khoản phí về thẩm định, giải ngân,…
Bên cạnh đó, có những khoản vay trả góp lãi suất 0%, nhưng thực tế khi chúng ta chấp nhận mua hàng trả góp, chúng ta sẽ mất 1 số tiền nhất định dôi ra ngoài số tiền gốc vay trả góp. Nếu chúng ta coi chi phí sử dụng vốn là lãi suất của khoản vay, thì chúng ta đã sai. Lúc này chúng ta phải sử dụng công thức tính chi phí sử dụng vốn theo như trong bài học đã được học ở trên.
Chi phí sử dụng vốn cũng có thể khác nhau tùy theo loại dự án hoặc sáng kiến; một sáng kiến có tính đột phá cao nhưng rủi ro sẽ có chi phí sử dụng vốn cao hơn so với một dạng dự án đã thường xuyên làm với hiệu suất đã được chứng minh.
Ý kiến bạn đọc