Các startup nhận diện cơ hội khởi nghiệp như thế nào?

Đăng lúc: Chủ nhật - 30/05/2021 08:09
Các nhà khởi nghiệp nhận diện cơ hội khởi nghiệp như thế nào?

1 – Alobase

Ý tưởng này xuất phát từ câu chuyện đời thường của một người thân chuẩn bị kết hôn. Họ có nhu cầu xây nhà, nhưng mất hơn một tháng tìm kiếm kiến trúc sư mà không tìm được đơn vị nào ưng ý.
Nhận thấy cách thức tìm kiến trúc sư truyền thống tốn nhiều thời gian, chi phí lại cao mà không thỏa mãn yêu cầu khách hàng, Nguyễn Huy Hoàng cùng đội ngũ cộng sự tiến hành khảo sát nhu cầu thị trường. Họ nhắm vào đối tượng dân văn phòng, người sắp kết hôn, các gia đình muốn cải tạo lại nhà ở. Đây là nhóm khách hàng dành hơn 20% khoản tiết kiệm cho nhu cầu xây sửa nhà hàng năm và tại Việt Nam, giá trị thị trường khoảng 300 triệu USD.
Cụ thể, từ việc phân tích các yêu cầu mà người dùng đăng lên website, Alobase sẽ sử dụng thuật toán để giới thiệu, kết nối tới kiến trúc sư phù hợp nhất, xét trên các tiêu chí tương đồng về phong cách kiến trúc, địa lý, mức giá… Sau khi tìm được chuyên gia, chủ nhà sẽ được đội ngũ này hỗ trợ lên ý tưởng rồi đến tận nơi khảo sát thực địa, tư vấn thiết kế theo sở thích... Quá trình này có thể giúp khách hàng tiết kiệm 80% thời gian và 20% chi phí so với cách thức truyền thống.
Hoàng nhận định: “Thị trường chúng tôi hướng tới trị giá 90 tỷ đô la Mỹ bao gồm các shop, hộ gia đình và văn phòng. Theo thống kê của World Bank, hằng năm trên thế giới có 200 triệu hộ gia đình mới, tại Việt Nam có hơn 500 nghìn hộ gia đình mới và người Đông Nam Á sẵn sàng chi 32% tiền tiết kiệm cho hoạt động xây sửa nhà. Vì vậy, thị trường chúng tôi hướng đến khá tiềm năng”.
Lợi thế cạnh tranh của Alobase là xây dựng được thuật toán phù hợp và biết cách thu phí trên mỗi giao dịch, xây dựng hệ thống hợp đồng thông minh, đáp ứng được kì vọng cao hơn của khách hàng trong vấn đề nội thất. Alobase thu 5% giá trị giao dịch trên mỗi hợp đồng hoàn tất và thu phí thường niên với các nhà cung cấp là 199 đô la Mỹ/năm khi tham gia vào hệ thống.

2 – Vé xe rẻ

Năm 2012, khi đang học MBA ở Mỹ, vào kỳ nghỉ mùa đông giữa hai học kỳ, hầu hết những bạn bè của Trần Nguyễn Lê Văn có điều kiện đều đi du lịch, hoặc về thăm gia đình, riêng chỉ có Văn ở lại ký túc xá. Để vơi đi nỗi nhớ nhà, Văn lên mạng đọc báo Việt, tình cờ bắt gặp nhiều bài báo nói về chuyện xếp hàng mua vé tàu xe Tết. Lúc đó sống xa quê, Văn rất đồng cảm với những người phải vác chiếu ra bến tàu, bến xe canh mua vé về đoàn tụ với gia đình. “Tôi rất bức xúc với tình trạng người dân Việt Nam cứ phải xếp hàng mua vé xe Tết nhiều năm mà chưa có giải pháp. Trong khi đó, ở Mỹ, chẳng ai phải xếp hàng mua vé máy bay.”
Văn tìm hiểu thị trường vận tải hành khách, nhu cầu hành khách, khó khăn của hệ thống giao thông vận tải trong nước, nhận ra, mỗi năm Việt Nam có tới 24 triệu lượt người đi lại bằng xe khách, nếu mỗi người tốn 30 phút tìm và đi lại mua vé xe, quỹ thời gian hao phí của xã hội là rất lớn.
Văn nghĩ, chắc chắn sẽ rất nhiều những khó khăn khi anh bắt tay vào làm nhưng nếu thành công sẽ góp phần cách mạng hóa giao thông và du lịch nước nhà, tạo ra lợi ích lớn cho cộng đồng. Cuối cùng anh quyết định đi theo tiếng gọi của đam mê và khát vọng giúp thay đổi quê hương còn nghèo khó, anh đã bỏ dở việc học MBA tại Mỹ và trở về Việt Nam để cùng một số người bạn sáng lập ra dự án vé xe rẻ vào năm 2013.

3 – Logivan

Phạm Khánh Linh, một người đồng sáng lập kiêm CEO của Logivan nhận thấy xe tải nhà máy đi chiều về 100% trong tình trạng rỗng hàng, từ đó một ý tưởng khởi nghiệp về logistics đã nảy ra.
Để ý tưởng khởi nghiệp có cơ sở chính xác hơn, Linh Phạm đã khảo sát các công ty vận tải. Với các tuyến ngắn, lượng xe tải rỗng lên chiều về lên tới 90%. Với các tuyến xa hơn, việc các bác tài tìm được hàng chiều về cũng rất khó khăn và có khi phải chờ tới 2 tuần mới có hàng để về. Ý tưởng khởi nghiệp bắt đầu được hình thành.
Rút kinh nghiệm từ thất bại đầu tiên, khi nảy ra ý tưởng, Linh cố gắng gặp, nói chuyện với nhiều chủ xe, chủ hàng và tham vấn ý kiến của chuyên gia trong ngành vận tải, cố gắng tìm mọi lập luận để chứng minh ý tưởng là khả thi. Linh Phạm đã thành lập ra logivan là 1 sàn vận tải kết nối chủ hàng với chủ xe giúp giảm chi phí cho chủ hàng và tạo thêm thu nhập cho chủ xe. Theo thống kê thì thị trường vận tải tại Việt Nam mỗi năm khoảng hơn 20 tỷ USD với hơn 1 triệu xe tải.

4 – Twitter

Ý tưởng về Twitter đến việc bị lạc đường
Thời gian đầu mới đến New York, Dorsey thường xuyên bị lạc đường và khó khăn trong việc tìm kiếm hướng dẫn chính xác. Anh nảy ra ý tưởng về hệ thống chia sẻ tin nhắn ngắn nhằm cung cấp thông tin giao thông đến người dùng. Sau đó, Dorsey quyết định bỏ học và mở công ty cung cấp dịch vụ thông tin giao thông cho các hãng taxi và dịch vụ khẩn cấp.
Trong khi điều hành hệ thống tin nhắn ngắn này, Dorsey nhận thấy sự hạn chế khi hệ thống chỉ hoạt động trong phạm vi cố định. Anh muốn tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề trên bằng cách xây dựng một hệ thống mà mọi người có thể chia sẻ thông tin cho cả cộng đồng.
Năm 2000, Dorsey đã xây dựng một nguyên mẫu đơn giản của mạng xã hội cho phép ông cập nhật bạn bè của mình qua email và tin nhắn BlackBerry. Tuy nhiên, chẳng ai quan tâm tới ứng dụng này và anh đã từ bỏ nó.
Dorsey chia sẻ rằng ý tưởng về Twitter từ năm 2000. Nếu ý tưởng có thể chia sẻ thông tin đến mọi người bằng một ứng dụng điện thoại thì thật tuyệt. Nhưng đó là ý tưởng chưa hợp thời và mãi đến năm 2006, Dorsey mới thực hiện được tham vọng của mình.

5 – Abivin

Năm 2015, Phạm Nam Long trở về Việt Nam sau quá trình làm việc tại Google, tiếp cận và nhận thấy rằng ngành công nghiệp logistics ở Việt Nam chưa được khai thác một cách toàn diện, trong đó nhiều vấn đề có thể giải quyết được bằng việc áp dụng các công nghệ mà ông đã tích luỹ được trong thời gian học tập và làm việc. Vì vậy, ông đã thành lập một công ty công nghệ chuyên về lĩnh vực logistics và đặt tên là Abivin.

6 - Medlink

Ý tưởng về Medlink xuất hiện trong quá trình bà Ngọc Huyền làm việc tại một doanh nghiệp khởi nghiệp về y tế và dược. Huyền đã thực hiện một cuộc khảo sát tại các công ty dược, kết quả cho thấy, trung bình chi phí mà họ phải chi cho việc phân phối sản phẩm, bao gồm phí vận chuyển và đội ngũ trình dược viên chiếm khoảng 35% lợi nhuận.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ trong nhà thuốc ở nước ta rất ít, chỉ khoảng 30% nhà thuốc có dùng phần mềm quản lý kinh doanh. Do đó, việc kiểm kho cũng như nhập hàng đều mất thời gian. Mặt khác, các nhà thuốc còn thiếu chủ động trong tìm kiếm khách hàng và không có kênh bán hàng nào khác ngoài bán trực tiếp ở quầy.
Xuất phát từ thực đế đó, Huyền đã nhen nhóm ý tưởng tạo ra một giải pháp kết nối thị trường dược nhằm giảm thiểu các khâu trung gian, chi phí và tăng được hiệu quả doanh thu cho thị trường dược. Lên ý tưởng và đi vào triển khai từ đầu năm 2018 và bắt đầu hoạt động từ tháng 9/2018, Medink là giải pháp công nghệ kết nối người tiêu dùng, nhà thuốc và công ty dược.

7 – Facebook

Trong năm học đầu tiên tại trường đại học Harvard, Eduardo Saverin gặp người bạn cùng lớp học năm thứ hai có nhiều điểm chung là Mark Zuckerberg. Nhận thấy sự thiếu hụt một mạng xã hội dành cho sinh viên Harvard, hai người đã làm việc cùng nhau để tạo ra Facebook

8 – Airbnb

Vì chi phí thuê căn hộ ở San Francisco quá đắt đỏ, Chesky và người đồng sáng lập là Joe Gebbia đã trải vài tấm thảm ra sàn nhà và đón tiếp thêm khách thuê khác đang tham dự một hội nghị thiết kế trong thành phố, cũng đang gặp khó khăn khi tìm chỗ ở. Từ ý tưởng đó đã ra đời một công ty hiện cung cấp 1,7 triệu chỗ ở tại 34.000 thành phố trên khắp thế giới nhà cho khách lữ hành có nhu cầu thuê.

9 – Kidschool

Ra đời từ thực tế của 1 phụ huynh có con nhỏ ở trường mầm non khi muốn biết con mình hàng ngày có những hoạt động gì, nhận xét hàng ngày về bé, thực đơn gồm những gì, thông tin học phí,… nhưng những phần mềm, ứng dụng hiện tại chưa hỗ trợ tối đa các yêu cầu và đòi hỏi từ nhà trường cũng như phụ huynh các cháu. Từ đó Kidsschool đã được xây dựng và phát triển để trở thành 1 phần mềm quản lý hoạt động cho các trường mầm non và giúp phụ huynh nắm bắt, theo dõi mọi hoạt động của con mình trong quá trình đi lớp.

10 – Google

Đó là ý tưởng tải toàn bộ các trang web toàn cầu xuống máy tính của mình. Từ đây, một công cụ tìm kiếm cũng như xếp hạng các trang web dựa trên sự liên kết của hàng loạt trang web khác, được tạo ra bởi quá trình có tên gọi PageRank, sau đó được đổi tên thành google.
Những ai bắt đầu khởi nghiệp đều cần phải tìm kiếm và giải quyết một vấn đề thực tế đang tồn tại trên thị trường, trong xã hội, ngoài cộng đồng… đó là mang lại giá trị cho khách hàng.

11 – Instagram:

Cựu sinh viên nảy ra ý tưởng kết hợp hai sở thích nhiếp ảnh và mạng xã hội. Ứng dụng chia sẻ hình ảnh, địa điểm Burbn ra đời như một phép trộn giữa Foursquare và Flickr - hai nền tảng mạng xã hội khá thành công thời bấy giờ. Dù Burbn chưa thành hình, tháng 1/2010, Systrom đã thu về khoản đầu tư nửa triệu USD từ các ông lớn tại Thung lũng Silicon.
Tháng 3/2010, bạn học Mike Krieger gia nhập cùng Systrom. Kevin nhận ra Burbn có quá nhiều điểm tương đồng với Foursquare trong mảng tìm kiếm địa điểm. Anh chọn phát triển phần còn: chia sẻ hình ảnh. Kevin “đo ni đóng giày” ứng dụng cho máy ảnh chất lượng cao trên iPhone 4, áp thêm các bộ lọc màu lấy cảm hứng từ chiếc Holga. Cái tên Instagram là chữ viết tắt của “instant telegram”, tức điện tín tức thời.

12 – Youtube

Karim cho biết ý tưởng ban đầu của YouTube đến từ màn trình diễn của Janet Jackson trong Super Bowl XXXVIII, khi bà để lộ bộ ngực trong của mình trước công chúng và trận sóng thần thương tâm Ấn Độ Dương năm 2004. Karim không thể tìm thấy video quay lại hai sự kiện trên, khiến anh nảy ra cảm hứng xây dựng một dịch vụ chia sẻ video riêng. Hurley và Chen tiết lộ ý tưởng ban đầu cho YouTube là xây dựng trang web thành một dịch vụ hẹn hò trực tuyến, điều này do ảnh hưởng từ trang Hot or Not. Khó khăn trong việc tìm kiếm những video hẹn hò, dẫn đến ý tưởng phải thay đổi và xây dựng trang web thành nơi mà mọi loại video đều có thể tải lên.

13 – TUBUDD

''Mình đã từng du lịch một mình tới Pháp, Ý, Thụy Sỹ, châu Âu…, kinh phí không nhiều nhưng may mắn gặp những người bạn bản địa, được giao lưu, kết bạn mới, giới thiệu các điểm ăn chơi đặc trưng, từ đó cho mình cái nhìn chân thật nhất về con người, văn hóa từng nơi đặt chân tới'', Thái An chia sẻ.
An cũng cho biết,  một bất cập của việc du lịch theo tour là chi phí cao, bị gò bó hành trình và lại không thỏa mãn được sở thích cá nhân. Ý tưởng về Tubudd từ đó ra đời, với mong muốn xây dựng một nền tảng du lịch kết nối khách hàng và hướng dẫn viên bản địa (local buddies), giúp cá nhân hóa chuyến đi theo nhu cầu và đem đến những trải nghiệm đậm chất địa phương cho du khách.
Tháng 7/ 2017, Tubudd được thành lập bởi Thái An cùng 2 nhà đồng sáng lập khác tại Manchester, Anh, sau đó chuyển về Việt Nam hoạt động vào tháng 11/2017. 
Tubudd – nền tảng công nghệ (bao gồm website và ứng dụng trên điện thoại thông minh), nhằm kết nối khách du lịch với người bạn bản địa phương (Buddy) biết ngoại ngữ. Qua đó giúp khách tránh khỏi những bỡ ngỡ và rào cản về ngôn ngữ khi lần đầu bước chân đến một vùng đất mới

14 – Uber

Uber ra đời vào một đêm đầy tuyết ở Paris năm 2008, khi Kalanick và bạn của anh là Garrett Camp không thể gọi taxi. Lúc đó, cả hai thề sẽ xử lý vấn đề này bằng một ứng dụng cách mạng. Ứng dụng đó rất đơn giản: chỉ cần nhấn nút và sẽ gọi được xe.
Trở về căn hộ chung ở ngoại ô Paris, Kalanick đã nói chuyện cùng một số doanh nhân khác về ý tưởng khởi nghiệp. Trong số những ý tưởng đó, họ có đề cập đến một ứng dụng dịch vụ gọi xe theo yêu cầu. Ý tưởng này được bắt nguồn từ việc họ phải chờ đợi xe trong mưa tuyết. Tuy nhiên, những người có mặt trong căn phòng ngày hôm đó, nói rằng ý tưởng về Uber không hề nổi bật hơn so với những ý tưởng được thảo luận tối hôm đó.
Sau khi trở về San Francisco, Kalanick dao động với nhiều ý tưởng. Nhưng Camp lại bị ám ảnh về dịch vụ gọi xe, nhiều đến nỗi anh đã mua tên miền UberCab.com.

15 – Elsa speak

Thời gian đầu, những ý tưởng bắt đầu nhen nhóm, xuất phát từ thực tế bản thân về cách phát âm tiếng Anh của mình cũng như lỗ hổng về phát âm mà những du học sinh đang gặp phải khi qua Mỹ học tập, Hồng Vũ cùng đồng sự đã cho ra đời ELSA - phần mềm giúp luyện phát âm chuẩn giọng bản ngữ hoạt động theo cơ chế của trí thông minh nhân tạo. 
Văn Đinh Hồng Vũ - nhà sáng lập ứng dụng học phát âm tiếng Anh Elsa cho hay, đã dành gần 6 tháng, đi đến nhiều thành phố, quốc gia và tham dự hàng loạt Hội nghị để tìm được đồng sáng lập cho Elsa.
Tình cờ, vào tháng thứ 6 - sắp hết thời hạn tự đặt ra để tìm đồng sáng lập, tại một Hội nghị được tổ chức tại Đức, Vũ Văn trò chuyện với tiến sĩ Xavier Anguera, người Bồ Đào Nha và dần nhận thấy, dường như, đây chính là đối tác mà mình đang tìm kiếm.
Vũ Văn cho rằng, việc tìm đồng sáng lập không chỉ để bổ trợ kiến thức/kỹ năng như “mảnh ghép” mình đang thiếu, mà quan trọng là dù khác biệt kỹ năng nhưng họ đều phải có chung hệ giá trị cũng như có cùng mục tiêu.
Để xác định được điều đó, Vũ Văn mời Xavier Anguera về Mỹ, sống chung tại nhà Vũ trong 3 tháng.
Google, Facebook,…như thỏi nam hâm hút nhân tài với mức lương rất cao. Nhà sáng lập Elsa xác định, họ không có tiền và cũng không dùng tiền để thu hút người , mà phải dùng “vũ khí” duy nhất họ đang có là đam mê trong lĩnh vực giáo dục.
Theo kinh nghiệm của Vũ Văn thì khi tìm đồng sáng lập phải kiếm được người rất giỏi và rất giàu. Như vậy, thì họ mới làm không công và rất nhiều giờ cho công ty. Họ cũng là người không cần tiền, đang đi tìm ý nghĩa cuộc sống. Đó cũng là lý do, Vũ thường hỏi nhân sự mới là đã mua bảo hiểm chưa, vì Elsa chỉ trả được bảo hiểm xã hội với mức thấp.
Trong 6 tháng đầu khi chưa có co-founder cũng không phải là lý do để Vũ dừng hoạt động công ty mà cô vẫn phải xây dựng sản phẩm sơ khởi. Để đến khi có đồng sáng lập, sẽ có bản thử nghiệm để họ dùng thử.
Thay vào đó, start-up cần biết, mình đang tìm đồng sáng lập có kỹ năng gì và bổ trợ cho mình ra sao. Ngoài ra, không phải công ty nào cũng cần một đồng sáng lập về kỹ thuật vì tuỳ từng lĩnh vực hoạt động và có thể out-sourcing.
Cũng theo Vũ Văn, việc có một sản phẩm và công nghệ tốt chưa chắc đã thành công. Vì làm thế nào để đẩy sản phẩm ra, hiểu được người dùng là vấn đề còn lớn hơn.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
© Copyright 2015 Ma Ha Nguyen All right reserved.
Website dành cho người mưu cầu và mong muốn chia sẻ tri thức 
Nếu các bạn muốn trao đổi và chia sẻ các giá trị tốt đẹp, hãy truy cập vào:
Facebook: https://www.facebook.com/groups/htnc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/htnc.vn/
Hotline: 0386.196.888


Giới thiệu về Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung

Trường Đại học công nghiệp Việt - Hung (tên tiếng Anh: Viet - Hung Industrial University, viết tắt VIU) là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công thương, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo. Trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả nhà nước Việt Nam và Chính phủ Hungary....

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì về Trường ĐHCN Việt Hung?

Tìm hiểu thông tin đào tạo tại trường

Muốn được tham gia giảng dạy tại Trường

Muốn được học tập, nghiên cứu tại Trường

Muốn tuyển dụng sinh viên của Nhà trường

Tất cả các ý kiến trên

Liên kết