Cuộc sống ngày nay quá bận rộn, ta không đủ thời gian để suy nghĩ mọi thứ, nên chúng ta thường sử dụng một nguyên tắc rất đơn giản đó là quy tắc ngón tay cái. Quy tắc này dẫn đến định kiến mang tính hệ thống, đó là ước định sẵn có và tính đại diện.
Các ước định tác dụng như những cú hích thúc đẩy chúng ta quyết định thực hiện. Nhưng chính những phán đoán mang tính định kiến ấy có thể gây tác hại đến chúng ta.
Vì vậy, chúng ta phải biết tư duy phản xạ ngược lại, tự nhận thức, vì những ý thức đó là những suy nghĩ ý thức của bạn. Bạn phải biết sử dụng tư duy phản xạ khi cân nhắc những việc quan trọng mang tính quyết định.
Tài khoản tâm lý có thể hết sức quí giá, bởi chúng bảo đảm cho chúng ta một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi mỗi người có tài khoản tâm lý cho bản thân thì vấn đề chi tiêu không còn là một cám dỗ đáng lo nữa.
Khi vấn đề tự chủ và sự thiếu kiềm chế kết hợp, ta sẽ có một loạt hậu quả phát sinh. Vì vậy, ta phải học cách chống lại cám dỗ. Chúng ta có thể gặt hái được rất nhiều lợi ích từ chỉ một cú hích.
Vì con người luôn quan tâm đến những điểm yếu của bản thân nên họ luôn tự hoàn thiện bản thân mình bằng cách đưa ra các biện pháp tự chủ như chiếc đồng hồ báo thức được đặt ra xa để ta chỉ có thể tắt bằng cách vùng dậy khỏi giường và kiềm chế, thoát khỏi cám dỗ của việc ngủ nướng.
Con người dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói hay hành động của người khác, có nghĩa là người ta cũng tin. Và người khác cũng tin như thế. Đa số chúng ta đều học hỏi từ người khác. Học hỏi lẫn nhau là cách để từng cá nhân và xã hội phát triển. Song những khái niệm và quan điểm sai lầm cũng xuất phát qua cách học này.
Khi xã hội tác động đến con người những niềm tin sai lệch hay định kiến, chính những cú hích sẽ phát huy tác dụng. Có rất nhiều thành quả không phải kết quả của những nội quy, luật lệ, định kiến mà đến từ những cú hích đầy sáng tạo.
Do thế, chúng ta vừa phải dùng ý thức, suy nghĩ riêng của cá nhân để phân tích và đánh giá kĩ một vấn đề, không nên phụ thuộc vào "tâm lý bầy đàn".
Khi nào chúng ta cần một cú hích? Khi người ta gặp khó khăn những lựa chọn hôm nay sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ngày mai, họ sẽ không nhận được đáng kể từ quá khứ đã được lựa chọn. Lúc ấy rất cần một cú hích.
Nếu bạn tác động gián tiếp đến sự lựa chọn của người khác, bạn đã là một kiến trúc sư lựa chọn vì những thiết kế của bạn ảnh hưởng đến con người. Nhiều người có tâm lý "thế nào cũng được", họ chọn phương án nào mà phải bỏ ra ít tiền của, công sức nhất, đi kèm đó là những lựa chọn bắt buộc một cách đơn giản kiểu có hoặc không, hơn là phức tạp.
Cách tốt nhất để giúp con người cải thiện hiệu năng của mình là cung cấp các thông tin phản hồ, xác nhận như "Bạn có muốn xóa folder này không?
Có/Không" để nói cho họ biết họ làm đúng hay làm sai. Khi số lượng phương án lựa chọn tăng lên, chúng ta phải sự dụng các chiến lược có thể thay thế khác và điều này sẽ đưa chúng ta vào các rắc rối khác.
Trong một vài lĩnh vực, với nhiều người trong chúng ta, để có được những lựa chọn dễ hơn, chúng ta thường sử dụng "tham khảo ý kiến của người khác". Nhưng dù thế nào thì chúng ta vẫn phải nhận thức được việc ấy chỉ là tham khảo, tất nhiên việc học hỏi lẫn nhau là việc rất tốt.
Quyết định phải là ở ta, ta phải học cách tự đưa ra những quyết định của bản thân, và biết cách chịu hoàn toàn trách nhiệm của mình về những quyết định ấy. Những đặc tính dường như rất nhỏ bé của hoàn cảnh xã hội cũng có thể tạo nên những tác động sâu rộng lên hành vi của con người.
Những cú hích luôn tồn tại khắp mọi nơi, dù ta không thể nhìn thấy chúng. Những kiến trúc lựa chọn, dù tốt hay xấu, cũng đều tác động sâu sắc đến những quyết định của ta.
Vì vậy, mọi kế hoạch phát triển xã hội hiện hành phải được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự do lựa chọn, bắt đầu từ những cú hích nhẹ nhàng.
Ý kiến bạn đọc