BÀI TẬP THỰC HÀNH KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP THỰC HÀNH KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
BÀI TẬP THỰC HÀNH KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

I. Câu hỏi lý thuyết

Bài 1: Trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu một số đối tượng kế toán là nguồn vốn chủ yếu của NHTM?
2. Tại sao có thể nói hệ thống kế toán ngân hàng là một hệ thống thông tin?
3. Đối tượng nghiên cứu của KTNH là gì? Đối tượng sử dụng thông tin KTNH là những ai?
4. Kết cấu của một tài khoản chi tiết trong KTNH như thế nào? Lấy một ví dụ minh họa?
5. Theo kế toán “ngoại tệ” là gì? Kinh doanh ngoại tệ thường có những rủi ro nào? NHTM có những biện pháp nào để phòng chống những rủi ro đó?
6. Phân biệt giữa chứng khoán kinh doanh, chứng khoán giữ đến hạn và chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán?
7. Kế toán ghi nhận thu nhập và chi phí trong ngân hàng cần tôn trọng những nguyên tắc nào? Cho ví dụ minh họa?
8. Nêu sự khác nhau cơ bản của các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thu nhập từ hoạt động khác của ngân hàng là gì? cho ví dụ minh họa?
9. Hãy nêu các ví dụ trong kế toán ngân hàng về việc tuân thủ nguyên tắc phù hợp, cơ sở dồn tích và nguyên tắc thận trọng?
10. Nêu tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn trong ngân hàng thương mại đối với các ngân hàng thương mại và đối với khách hàng?
Bài 2: Hãy cho biết phát biểu sau là Đúng hay Sai? Giải thích ngắn gọn.
1. Ngân hàng có thể áp dụng hình thức trả lãi trước cho các trường hợp huy động vốn của mình?
2. Trường hợp vay trả góp có số tiền trả góp đều mỗi kỳ bao gồm vốn và lãi thì số tiền thu ở kỳ sau so với kỳ trước sẽ là: vốn gốc tăng, lãi giảm?
3. Mục đích gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng là khác nhau?
4. Để được thanh toán, người bán có thể nộp UNT và hóa đơn vào Ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng và người chi trả?
5. Giá trị của Bảng Cân Đối kế toán của Ngân hàng sẽ không đổi khi khách hàng nộp tiền mặt để trả nợ vay?
Bài 3: Phân loại các nghiệp vụ sau đây thành 3 nhóm: làm giảm tổng giá trị, làm tăng và không làm ảnh hưởng đến tổng giá trị BCĐKT Ngân hàng.
1. Ngân hàng trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ quá hạn.
2. Khách hàng nộp tiền mặt vào TK TG thanh toán.
3. Ngân hàng trả lãi tiền tiết kiệm cho KH bằng tiền mặt từ khoản lãi dự chi.
4. Thanh toán kỳ phiếu đến hạn vào TK TG của khách hàng.
5. Ngân hàng thực hiện giải ngân một khoản vay bằng chuyển khoản vào TK TG của người thụ hưởng mở TK cùng một chi nhánh ngân hàng.
6. Khách hàng nhận tiền vay bằng chuyển khoản
7. Khách hàng trích TK tiền gửi thanh toán trả nợ vay Ngân Hàng.
8. Ngân hàng trả lãi tiền gửi tiết kiệm định kỳ cho khách hàng bằng tiền mặt.
9. Thanh toán kỳ phiếu đến hạn cho khách hàng bằng chuyển khoản.
10. Giải ngân khoản vay cho khách hàng trực tiếp vào TK của người bán tại ngân hàng thương mại khác

II. Phần bài tập

Bài 1: Tình hình tài chính tại NHTM A vào ngày 31/12/N như sau:
- Chứng khoán kinh doanh: 12.000
- Vốn điều lệ: 8.000
- Tiền mặt VND tại quỹ: 5.000
- Nguyên giá TSCĐ: 12.500
- Tiền gửi của KH: 100.000
- Tiền gửi tại NHNN: 10.000
- Giấy tờ có giá phát hành: 12.000
- Tiền mặt tại máy ATM: 15.500
- Thu nhập từ lãi: 10.000
- Ngoại tệ tại quỹ quy đổi: 7.000
- Quỹ đầu tư phát triển: 6.000
- Vay các TCTD khác: 3.000
- Lãi dự thu: 8.000
- Lãi dự trả: 6.000
- Cam kết bảo lãnh: 4.000
- Cho vay tổ chức và cá nhân: X
- Hao mòn TSCĐ: 4.000
- Lợi nhuận chưa phân phối: 3.000
Yêu cầu: Tìm X và lập bảng CĐKT của NH A tại ngày 31/12/N. Cho biết chỉ tiêu kinh tế nào phản ánh mối liên hệ giữa bảng CĐKT và báo cáo KQKD?
Bài 2: Cho biết trong tháng 01/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
a. Khách hàng trả nợ vay 120 tr, trong đó bằng tiền mặt 50 tr số còn lại trả từ tài khoản tiền gửi của khách hàng.
b. Ngân hàng mua tài sản cố định trị giá 600 tr trong trả bằng tiền mặt 200 tr, số còn lại trả vào tài khoản tiền gửi cho khách hàng.
c. Ngân hàng cho khách hàng vay 400 tr, trong đó giải ngân bằng tiền mặt 250 tr số còn lại chuyển trả nợ cho người vay vào tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng này.
d. Phát hành kỳ phiếu đúng mệnh giá, số tiền thu được bằng tiền mặt là 6 tỷ
Yêu cầu: Hãy chỉ ra các biến động của bảng cân đối kế toán sau khi phát sinh từng NVKT trên.
Bài 3: Trong ngày 01/03/2020, tại NHTM X – chi nhánh Hà Nội có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Ông Nam nộp vào Ngân Hàng số tiền là 50 tr kèm CMND đề nghị gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, lĩnh lãi khi đến hạn. Biết lãi tiền gửi TK kỳ hạn 6 tháng là 9% /năm.
2. Bà Hải Thanh xuất trình CMND và sổ TK có kỳ hạn 3 tháng đề nghị rút tiền trước thời hạn.
Biết rằng số dư trên sổ TK là 100 tr, ngày gửi là 10/01/2020. Lãi suất là 9%/ năm, lãnh lãi hàng tháng. Đến nay khách hàng đã lãnh lãi được 1 tháng.
3. Bà Lan Anh đề nghị trích TK tiền gửi không kỳ hạn để mua 1 kỳ phiếu do Ngân Hàng phát hành, thời hạn 3 tháng, lãi suất 9%/ năm, trả lãi sau. Ngân hàng phát hành kỳ phiếu dưới hình thức chiết khấu, mệnh giá kỳ phiếu là 100 tr, tỷ lệ chiết khấu là 2%.
4. Ông Tâm xuất trình CMND và sổ TK có kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 9%/năm, lãi trả sau, đề nghị rút tiền trước hạn. Biết rằng số dư trên STK là 100 tr, tới nay ngân hàng đã dự chi lãi được 1 tháng.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán theo thứ tự các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày 01/03/2020.
Biết rằng:
1. Ngân hàng hạch toán lãi phải trả của tiền gửi, tiết kiệm VND, lãi phải trả về phát hành giấy tờ có giá, phân bổ chiết khấu và trả trước hàng tháng vào ngày cuối tháng.
2. Nếu KH gửi có kỳ hạn nhưng đề nghị rút trước thời hạn thì chỉ được tính theo lãi suất không kỳ hạn là 1.2%/năm. Các tài khoản liênquan đủ khả năng hạch toán.
Bài 4: Tại Ngân hàng ACB trong ngày 01/03/2020 phát sinh một số nghiệp vụ sau:
1. Khách hàng H nộp Sổ tiết kiệm kèm chứng minh nhân dân đề nghị lãnh tiền mặt 500 tr từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
2. Công ty Đại Nam nộp giấy nộp tiền kèm tiền mặt 100 tr để nộp vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.
3. Ngân hàng xuất tiền mặt để gửi vào TK tiền gửi tại ngân Hàng nhà nước số tiền 500 tr. Ngân hàng đang chuyển tiền mặt đến Ngân hàng nhà nước.
4. Ông Nguyễn Nam nộp vào Ngân Hàng số tiền là 50 tr kèm chứng minh nhân dân đề nghị gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, lãi tiền gửi TK kỳ hạn 6 tháng là 12% /năm. Lãi trả sau.
5. Khách hàng A tới ngân hàng đề nghị chuyển 200 tr từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn sang gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 6%/năm, lãi trả sau.
6. Phát hành kỳ phiếu ngắn hạn (6 tháng) chiết khấu 2%, mệnh giá phát hành 500 tr, lãi suất 5%/năm, lãi trả sau. Tất cả thu về bằng tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước.
7. Khách hàng H chuyển tiền từ tài khoản của mình sang một tài khoản khác ở một chi nhánh khác cùng hệ thống. Số tiền 20 tr.
8. Khách hàng M mang CMND và STK đã đến hạn tới xin tất toán (đóng sổ). Số tiền khách hàng đã gửi TK là 200 tr, kỳ hạn 3 tháng, lãi trả sau, lãi suất 6%/năm. Ngân hàng đã dự chi lãi cho 2 tháng đầu tiên. Khách hàng đã nhận gốc và lãi bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Hãy xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Biết rằng: Các tài khoản liên quan đều có đủ khả năng hạch toán. Nếu khách hàng rút tiền trước hạn thì Ngân Hàng tính theo lãi suất 1.2%/năm.
Bài 5: Ngày 01/01/N, Bà Hoàng Lan tới NHTM X – chi nhánh Hà Nội yêu cầu chuyển 500 tr từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (mở tại chi nhánh này) để mở sổ tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 6%/năm, lĩnh lãi khi đến hạn. Tới cuối ngày 01/07/N khách hàng không đến ngân hàng để tất toán sổ tiết kiệm nên ngân hàng đã xử lý chuyển kỳ hạn mới. Ngày 25/09/N khách hàng đã tới xin tất toán sổ tiết kiệm và chuyển toàn bộ gốc và lãi vào một tài khoản ở chi nhánh khác cùng hệ thống.
Yêu cầu: Tính toán và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ lúc KH tới mở sổ tiết kiệm tới lúc KH tất toán sổ tiết kiệm. Biết lãi suất không kỳ hạn là 0,3%/năm.
Bài 6: Ngày 10/03/N, ông Hải mang 200 tr tiền mặt tới ngân hàng TMCP Liên Việt yêu cầu mở sổ tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 9%/năm, lĩnh lãi vào ngày 10 hàng tháng. Ngày 10/06/N, ông Hải tới xin rút tiền trước hạn, ngân hàng đã đồng ý cho khách hàng rút tiền bằng hình thức chuyển ngay vào TK tiền gửi của khách hàng mở tại Ngân hàng này và khách hàng đã chi tiền mặt hoàn lại số tiền lãi nhận dư của ngân hàng.
Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ lúc khách hàng tới mở sổ tiết kiệm tới lúc khách hàng rút tiền.
Biết rằng: Ngân hàng không dự trả lãi cho các khoản tiền gửi, tiết kiệm lĩnh lãi hàng tháng, các điều kiện khác đủ khả năng hạch toán. Nếu khách hàng rút tiền trước hạn thì Ngân hàng tính theo mức lãi suất 0,3%/năm. Khách hàng đã nhận lãi được 2 tháng.
Chú ý: Sau khi làm trường hợp trên sinh viên làm lại bài tập trên theo 2 trường hợp khác:
a. Lĩnh lãi ngay khi gửi tiền tiết kiệm. (ngân hàng phân bổ chi phí lãi cuối mỗi tháng)
b. Lĩnh lãi khi đến hạn. (ngân hàng dự chi lãi vào cuối mỗi tháng)
Bài 7: Ngày 10/01/2020 NHTM X – chi nhánh Sài Gòn phát hành 1.000 trái phiếu, mệnh giá 1 tr/TP, thu về bằng tiền gửi tại NHNN, thời hạn 3 năm, lãi suất phát hành 9%/năm, lĩnh lãi khi đến hạn thanh toán.
Yêu cầu: Hạch toán các bút toán tại Ngân hàng từ lúc phát hành tới lúc đến hạn thanh toán trong 2 trường hợp.
1. Phát hành chiết khấu 2%
2. Phát hành phụ trội 1%
Biết rằng: Ngân hàng phát hành thu về từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, đến hạn thanh toán Ngân hàng đã chi tiền mặt để trả gốc và lãi cho khách hàng. Ngân hàng dự trả tiền lãi vào ngày cuối cùng của mỗi tháng, các tài khoản liên quan đều đủ số dư để hạch toán.
Lưu ý: Sau khi làm trường hợp trên sinh viên làm lại bài tập trên theo 2 trường hợp khác:
a. Khách hàng lĩnh lãi ngay khi mua trái phiếu.
b. Khách hàng lĩnh lãi hàng năm vào ngày 10/01.
Bài 8: Ngày 01/11/200X, NHTM X – chi nhánh Hà Nội giải ngân cho khách hàng A vay 600 tr thời hạn vay 3 tháng, lãi suất 10%/năm vào TK của 1 người bán tại cùng chi nhánh là 200 tr và vào TK của 1 người bán khác tại NHTM khác cùng tham gia thanh toán bù trừ. Tài sản đảm bảo là một căn nhà trị giá 1 tỷ. Khách hàng phải trả lãi định kỳ (hàng tháng), trả gốc 1 lần khi đến hạn.
Yêu cầu: xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ khi cho vay đến khi khách hàng trả hết nợ. Biết rằng khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn bằng tiền mặt. Các Ngân hàng khác hệ thống và cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ.
Lưu ý: Sau khi làm trường hợp trên sinh viên làm lại bài tập trên theo 2 trường hợp khác:
a. Ngân hàng thu lãi ngay khi giải ngân. (Ngân hàng phân bổ lãi cuối mỗi tháng)
b. Ngân hàng thu lãi khi kết thúc hợp đồng tín dụng. (Ngân hàng dự thu lãi cuối mỗi tháng)
Bài 9: Tại NHTM X – chi nhánh Hà Nội ngày 25/04/X có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
a. Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, công ty Tiến Đạt nộp UNC với số tiền là 300 tr đề nghị giải ngân tiền vay để thanh toán tiền hàng hóa cho công ty Vĩnh Hòa có tài khoản tại NHTM X – chi nhánh Quảng Ninh. Thời hạn vay 2 năm, lãi trả khi đến hạn.
b. Căn cứ vào hợp đồng tín dụng và phiếu chi tiền mặt kèm CMND, kế toán giải ngân cho Ông Hưng với số tiền là 50 tr bằng tiền mặt, thời hạn cho vay là 6 tháng, lãi suất cho vay là 12%/năm, lãi trả hàng tháng. Ngân hàng đã thu lãi cho tháng đầu tiên.
c. Bà Ánh Dương nộp 66 tr tiền mặt để thanh toán nợ vay và lãi vay của một HĐTD đến hạn thanh toán. Số tiền vay là 60 tr, lãi cho vay là 6 tr, thời hạn cho vay là 6 tháng. Trước đó Ngân hàng đã dự thu toàn bộ số lãi cho vay đủ tiêu chuẩn trên.
d. Cuối ngày, ngân hàng chuyển nợ quá hạn khoản vay trung hạn của khách hàng A, biết số nợ gốc là 200 tr, số lãi dự thu chưa thu được là 28 tr.
Yêu cầu:
1. Xử lý và định khoản các nghiệp trên.
2. Hãy cho biết nghiệp vụ a và c ảnh hưởng như thế nào đến bảng CĐKT của Ngân hàng. Biết rằng: Các Ngân Hàng khác hệ thống và cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ.
Bài 10: Tại NHTM X – chi nhánh Hà Nội, trong ngày 25/2/X phát sinh một số nghiệp vụ sau:
1. Khách hàng M nộp sổ tiết kiệm kèm chứng minh nhân dân đề nghị lĩnh tiền mặt 150 tr từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
2. Công ty Đại Phát nộp giấy nộp tiền kèm tiền mặt 100 tr để nộp vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.
3. Ngân hàng giải ngân vào tài khoản tiền gửi cho Bà An 150 tr, thời hạn cho vay 9 tháng với lãi suất cho vay là 10%/năm. Giá trị tài sản thế chấp của khách hàng này là 1 BĐS trị giá 300 tr. Ngân hàng đã thu lãi của tháng đầu tiên bằng tiền mặt.
4. Ngân hàng tự động trích tài khoản tiền gửi để thu khoản cho vay ngắn hạn đối với Khách hàng A, biết số nợ gốc là 200 tr, số lãi đã dự thu chưa thu được là 30 tr.
Yêu cầu:
a. Hãy xử lý và định khoản các nghiệp vụ trên.
b. Hãy cho biết nghiệp vụ 1, 2 và 4 ảnh hưởng như thế nào đến bảng CĐKT ngân hàng.
Biết rằng: các tài khoản liên quan đều có đủ khả năng hạch toán.
Bài 11: Ngày 10/01/N. NHTM X chi nhánh Hà Nội giải ngân cho khách hàng H vay 600 tr thời hạn vay 6 tháng, lãi suất 10%/năm, tiền vay sau khi giải ngân được khách hàng chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng M có TK tại NHTM Y chi nhánh Nam Định. Tài sản đảm bảo là một căn nhà trị giá 1 tỷ. Lãi và gốc thu 1 lần khi HĐTD đến hạn.
Yêu cầu 1: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ khi cho vay đến khi khách hàng trả hết nợ. Biết rằng khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn bằng tiền mặt. Các Ngân hàng khác hệ thống và cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ. Ngân hàng dự thu lãi vào ngày cuối cùng của mỗi tháng.
Yêu cầu 2: Giả sử đến hạn thanh toán khách hàng không không thể thanh toán khoản vay trên và ngân hàng không gia hạn nợ cho khách hàng, quá hạn thanh toán 1 năm Ngân hàng tiến hành các thủ tục để bán TSBĐ nợ, chi phí bán TSBĐ bằng tiền mặt là 12 tr, số tiền bán thu về bằng tiền mặt là 1,2 tỷ. Hãy xử lý và hạch toán từ lúc đến hạn thanh toán tới lúc xử lý TSBĐ nợ. Biết rằng, lãi quá hạn ngân hàng áp dụng là 150% so với lãi suất ban đầu.
Bài 12: Ngày 01/03/N, NHTM X – chi nhánh Hà Nội cho vay khách hàng A 500 tr thời hạn vay 6 tháng, lãi suất 12%/ năm, lãi và gốc trả hàng tháng vào ngày cuối tháng theo kỳ khoản tiền gốc bằng nhau, lãi giảm dần. Toàn bộ số tiền vay sau khi giải ngân được khách hàng chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng B có TK tại NHTM Y – chi nhánh Ninh Bình. Tài sản đảm bảo là một căn nhà trị giá 800 tr.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ khi cho vay đến khi khách hàng trả hết nợ. Biết rằng khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn bằng tiền gửi không kỳ hạn (mở tại chi nhánh này). Ngân hàng không dự thu lãi cho các trường hợp thu lãi định kỳ.
Bài 13: Tại NHTM X – chi nhánh Hà Nội, ngày 15/12/N có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
a. Khách hàng A nộp vào ngân hàng 1.500 USD tiền mặt đề nghị đổi lấy tiền mặt VND.
b. Khách hàng B nộp tiền mặt VND đề nghị mua 3.000 USD tiền mặt để đi du lịch.
c. Doanh nghiệp H đề nghị bán 25.000 USD cho ngân hàng bằng chuyển khoản.
d. Công ty Bình Minh có một hợp đồng tín dụng đến hạn thanh toán vào ngày 15/12, nợ vay là 30.000 USD, thời hạn vay 3 tháng, lãi suất cho vay là 3%/năm. Ngân hàng không gia hạn nợ.
e. Nhận được báo Có từ ngân hàng nước ngoài với nội dung chuyển tiền kiều hối về nước cho bà H, số tiền là 12.000 USD.
Yêu cầu: xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Biết rằng:
Đầu ngày 15/12 tỷ giá USD/VND: 23.200 – 23.300 – 23.600
- Dư Có TK 4221. DNH: 50.000 USD
- Dư Có TK 4221. Cty BM: 40.000 USD
- Dư Có TK 4211. Cty BM: 100 tr
- Các tài khoản liên qua khác đủ số dư hạch toán
Bài 14: Ngày 10/10/N, Ngân Hàng A ký hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn là 1 triệu USD thanh toán vào ngày 10/11/N với tỷ giá USD/VND kỳ hạn là 23.200
Giả sử tỷ giá những thời điểm tiếp theo là:
- Ngày giao dịch 10/10/N: USD/VND là 23.100
- Ngày 31/10/N: USD/VND là 23.200
- Ngày 10/11/N: USD/VND là 23.250
Yêu cầu: Xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên tại các thời điểm vào ngày giao dịch ký hợp đồng có kỳ hạn, ngày 31/10/N và ngày thực hiện hợp đồng 10/11/N.
Biết rằng: Ngân hàng thực hiện phân bổ lãi phải thu/ lãi phải trả và đánh giá lại ngoại tệ kinh doanh định kỳ cuối tháng
Bài 15: Tại NHTM X – chi nhánh Hà Nội có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Nhận được từ NHTM Y chi nhánh Hà Nội (có tham gia thanh toán bù trừ) tờ séc bảo chi kèm bảng kê nộp séc do Cty Hòa Phát trước đây đã làm thủ tục bảo chi tại NHTM Y – chi nhánh Hà Nội, séc còn thời gian hiệu lực, số tiền là 30 tr. Toàn bộ số tiền này đã được đơn vị ký phát ký quỹ.
2. Công ty Thanh Thanh lập UNC yêu cầu ngân hàng trích TKTG thanh toán trả cho công ty Việt Đức (TK tại NHTM Z – chi nhánh Nghệ An), số tiền 50 tr.
3. Nhà máy bia Hà Nội nộp UNC đề nghị trích tài khoản TGTT nộp vào kho bạc nhà nước số tiền 60 tr, nội dung nộp thuế GTGT. Ngân hàng đã chuyển tiền qua tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN.
4. Công ty điện lực Hà Nội nộp vào các liên UNT yêu cầu Ngân hàng thu hộ tiền điện đã cung cấp cho công ty may 10 (tài khoản tại NHTM Q – chi nhánh Hà Nội), số tiền 30 tr.
5. Nhận được từ NHTM Y – chi nhánh Nghệ An LCN của UNT do công ty Bình Minh lập đòi tiền công ty may Việt Tiến về việc cung cấp hàng hóa trước đây, số tiền là 500 tr.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại NHTM X – chi nhánh Hà Nội. Biết rằng các tài khoản liên quan đều đủ khả năng hạch toán.
Bài 16: Tại NHTM X – chi nhánh Sài Gòn, ngày 02/04/2020 nhận được từ NHTM Y chi nhánh Bình Dương một lệnh chuyển Có và một UNC số tiền là 500 tr trả cho ông Minh (Ông Minh không có tài khoản tại ngân hàng). Sau đó Ông Minh đã tới lãnh đủ số tiền bằng tiền mặt. Phí dịch vụ NHTM Y – chi nhánh Bình Dương thu của khách hàng là 0.01% (chưa có VAT 10%).
Yêu cầu: Hạch toán các bút toán tại 2 Ngân hàng nói trên
Bài 17: Trong ngày 14/02/N, tại NHTM X – chi nhánh Hà Nội có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Công ty Hà Lan nộp UNC có số tiền là 300 tr đề nghị trích TK tiền gửi thanh toán tiền mua hàng cho Công ty Hoa Tháng Năm (có TK tại NHTM Y – chi nhánh Đà Nẵng).
2. Công ty Viết Nam nộp UNC có số tiền là 100 tr đề nghị trích TK tiền gửi chuyển về NHTM Z – chi nhánh Nghệ An cho bà Thanh Nga (là người đại diện công ty Viết Nam) đi mua hàng ở tỉnh Nghệ An.
3. Công ty Xuân Thành nộp UNC có số tiền là 550 tr đề nghị trích TK tiền gửi thanh toán trả tiền mua hàng hóa cho Công ty Minh Khang (tài khoản tại NHTM Q – chi nhánh Hà Nội, có tham gia thanh toán bù trừ).
5. Nhận được từ NHTM Y – chi nhánh Hải Phòng một lệnh chuyển Có, có số tiền 400 tr, công ty Hoàng Anh chuyển tiền cho công ty B tại chi nhánh.
6. Nhận được từ NHTM Q – chi nhánh Hà Nội LCN có số tiền 500 tr kèm UNC nội dung đòi tiền công ty N có TK tại chi nhánh.
7. Ông Trần Hoàng Anh (liên quan đến nghiệp vụ 5) xuất trình CMND đề nghị xử như sau:
- Rút 30 tr tiền mặt.
- Chuyển 200 tr thanh toán tiền hàng cho công K (công ty K có tài khoản tại NHTM Y – chi nhánh Sài Gòn).
- Thanh toán 100 tr tiền mua hàng hóa cho công ty Z (công ty Z có tài khoản tại NHTM Y – chi nhánh Hà Nội)
- Phí chuyển tiền là 22.000 VND (bao gồm VAT 10%) đã được khách hàng thanh toán bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán theo thứ tự các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Biết rằng, chứng từ và các nội dung nghiệp vụ đều hợp lệ, hợp pháp. Số dư các TK đều đủ để hạch toán. Các Ngân hàng khác hệ thống, cùng địa bàn đều tham gia thanh toán bù trừ, còn các Ngân hàng khác hệ thống và khác địa bàn thì thanh toán qua NHNN.
Bài 18: Tại NHTM X – chi nhánh Hà Nội ngày 22/11/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Công ty Thanh Mai nộp giấy nộp tiền kèm tiền mặt là 500 tr đề nghị ghi vào TK TGTT, đồng thời nộp UNC số tiền 300 tr, nội dung trả tiền mua hàng cho công ty A có tài khoản tại NHTM Y – chi nhánh Hà Nội. Ngân hàng thu phí thanh toán là 33.000 VND đã bao gồm VAT 10%.
2. Nhân viên giao dịch của công ty XNK Đông Đô nộp séc có số tiền là 150 tr, nội dung rút tiền về chi trả tiền lương cho CNV. Tờ séc hoàn toàn hợp lệ.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán theo thứ tự các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Biết rằng: Số dư các TK đều đủ khả năng thanh toán
Bài 19: Ghi lại nội dung của các nghiệp vụ kinh tế sau. (đvt: VND)
1.
Nợ TK 4271.Cty Q: 100 tr
Có TK 4211.Bà An: 100 tr
2.
Nợ TK 4211.Cty C: 110 tr
Có TK 2111: 100 tr
Có TK 3941.Cty C: 10 tr
3.
Nợ TK 2111. Ông Minh: 500 tr
Có TK 1011: 200 tr
Có TK 4211.Cty Q: 300 tr
4.
Nợ TK 4211.Cty C: 11 tr
Có TK 2111: 10 tr
Có TK 702.Cty C: 1 tr
5.
Nợ TK 491: 100 tr
Có TK 1011: 100 tr
6.
Nợ TK 1011.A: 10 tr
Có TK 4211.B: 10 tr
7.
Nợ TK 2121: 500 tr
Có TK 4211: 500 tr
          Nhập 996: 600 tr
8.
Nợ 809: 200 tr
Có 394: 200 tr
          Xuất 941: 200 tr
9.
Nợ TK 801: 100 tr
Có TK 491: 100 tr
10.
Nợ TK 4211. Chị Thu: 10 tr
Có 1014: 10 tr
11.
Nợ 2111.X: 500 tr
Có 4211.Y: 200 tr
Có 5191.Z: 300 tr
Bài 20: Tại NHTM X – chi nhánh Hà Nội trong ngày 3/8/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Công ty cổ phần An Khánh trả nợ vay ngắn hạn 50 tr, và lãi vay hàng tháng là 2 tr từ TK tiền gửi.
2. Chuyển nợ quá hạn khoản vay ngắn hạn của XN cơ khí 100 tr, và số lãi 6 tr dự thu ngân hàng thực hiện thoái thu
3. Thu lãi cho vay cuối quý của công ty lương thực A từ tài khoản tiền gửi thanh toán 3,3 tr
4. BGĐ ngân hàng quyết định xóa nợ món vay 150 tr mà khách hàng không có khả năng thanh toán. Số nợ này ngân hàng đã lập dự phòng đủ.
5. NH phát hành 1.000 kỳ phiếu, mệnh giá 1 tr/kỳ phiếu, lãi trả trước, kỳ hạn 3 tháng, thu về bằng tiền mặt, lãi suất 9%/năm.
Yêu cầu: Tính toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên tại ngân hàng