Một số lý do sinh viên ra trường bị thất nghiệp

Đăng lúc: Thứ năm - 31/12/2015 01:52
Thực tế nhiều sinh viên ra trường đều bị thất nghiệp mặc dù học tập tại các trường lớn, học tập tại các trường top dưới thì vẫn có được công việc tốt. Vậy đâu là nguyên nhân chính? Chúng ta cùng nhau đọc và suy ngẫm về các lý do dưới đây nhé
1 – Thiếu tự tin vào bản thân mình hoặc ngộ nhận về năng lực của mình
          Không thể phủ nhận rằng một bộ phận sinh viên ngày càng năng động hơn các thế hệ sinh viên trước kia do được tiếp cận nhiều với internet, sách báo, tạp chí và nhiều cơ hội việc làm ngay từ khi đi học, song những sinh viên này chỉ chiếm một phần rất khiêm tốn trong tổng số tất cả các sinh viên đang học tập tại các trường. Trong quá trình học tập, số phần đông sinh viên còn lại thì các em thường thụ động, chưa thực sự cố gắng, không có thói quen trao đổi bài, thảo luận, thắc mắc những vấn đề mình chưa hiểu hoặc chưa hiểu sâu, im lặng mỗi khi thầy cô hỏi về một vấn đề nào đó hoặc không dám đưa ra chính kiến của mình... dẫn đến kết cục là các em không phát huy được năng lực của mình. Khi ra trường thì các em gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp, lúng túng, thiếu tự tin khi giới thiệu bản thân hoặc trả lời câu hỏi do tâm lý đè nặng dẫn đến các em thường mắc rất nhiều lỗi khi phỏng vấn xin việc làm cho các em không được nhà tuyển dụng chấp nhận. Hoặc một bộ phận không nhỏ các em tự tin thái quá vào năng lực của mình mà không trau dồi, rèn luyện thêm các kỹ năng, kiến thức thực tế để khi đi xin việc dẫn tới nhiều em bị loại rất là đáng tiếc.
2 – Sử dụng CV và đơn xin việc giống nhau tại tất cả các vị trí, không tìm hiểu kỹ yêu cầu của nhà tuyển dụng và công ty mình ứng tuyển
          Các sinh viên thường mắc một lỗi lớn đó là sử dụng một CV và đơn xin việc cho tất cả các vị trí, công ty mà mình ứng tuyển mà không biết rằng mỗi vị trí, mỗi công ty có yêu cầu khác nhau cho từng vị trí, do đó sử dụng một CV và đơn xin việc cho nhiều vị trí, nhiều công ty là không nên. Tại nhiều công ty khác nhau, có thể cùng một vị trí nhưng mỗi công ty lại có yêu cầu khác nhau cho ứng viên xin việc. Ví dụ như vị trí cán bộ tín dụng chẳng hạn, không phải ngân hàng nào họ cũng yêu cầu giống nhau. Sử dụng một CV và đơn xin việc cho các vị trí giống như là chúng ta trong khi đi cưa các cô gái nhưng lại sử dụng một lối nói chuyện giống nhau mà chúng ta không biết rằng mỗi cô gái có tính cách, hiểu biết ... khác nhau, như vậy khả năng thành công là không thực sự cao. Đồng thời, quá trình xin việc, các sinh viên thường không để ý đến công ty mà mình tuyển dụng như thế nào như: Quy mô hoạt động, thương hiệu, môi trường làm việc, những thành tựu gì và tình hình hiện tại của công ty như thế nào... mà chỉ tìm hiểu sơ sài về công ty. Do đó khi vào vòng phỏng vấn, chúng ta thường mất điểm với nhà tuyển dụng khi nhà tuyển dụng hỏi về các vấn đề liên quan đến công ty của họ.
3 – Không chỉnh sửa, hoàn thiện CV và đơn xin việc xin việc sau mỗi lần nộp hồ sơ
          Khi chúng ta nộp CV và đơn xin tuyển dụng cho nhà tuyển dụng thì nhà tuyển dụng chỉ lựa chọn những ứng viên có CV và đơn tuyển dụng phù hợp với yêu cầu để phỏng vấn xin việc, còn các ứng viên có CV và đơn tuyển dụng không phù hợp hoặc chưa đạt thì sẽ bị loại bỏ. Thông thường, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không để ý đến điều này nên cứ mỗi lần không được gọi phỏng vấn thì đều vẫn không chỉnh sửa, hoàn thiện CV và đơn tuyển dụng cho tốt hơn mà cứ mang CV và đơn tuyển dụng đó đi nộp tất cả những nơi có thể nộp. Vô hình chung chúng ta đã mang cái hồ sơ xin việc không phù hợp hoặc không được tốt đi xin việc, do đó việc chúng ta bị loại cũng có thể là điều hiển nhiên.
4 – Không tìm hiểu thực tế trong lúc đang học tập
          Trong quá trình học tập tại nhà trường, đa phần nội dung mà sinh viên học đều mang nặng tính lý thuyết và thiếu những nội dung mang tính thực tế. Sinh viên trong quá trình học tập lại có tính thụ động mà không biết rằng kiến thức trong nhà trường chỉ có thể sử dụng được một phần, phần còn lại sinh viên phải tự trau dồi, rèn luyện và tìm hiểu qua các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tiễn. Nên đến khi ra trường chúng ta vẫn chưa biết mình mai kia ra trường có thể làm ở những nơi nào? Môi trường ở đó ra sao? Làm những công việc gì? Có những khó khăn gì? Và để làm tốt công việc đó chúng ta phải làm gì? Do đó, khi ra trường đi xin việc, sinh viên thường không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng, sinh viên thường rất mơ hồ về công việc, không bắt kịp được yêu cầu của công việc, gặp nhiều khó khăn khi mới bắt đầu công việc... Vì vậy, để sinh viên có thể hòa nhập tốt với công việc và đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng thì trong quá trình học tập sinh viên cần tìm hiểu về ngành học của mình sớm, nhận thức được các vị trí xin việc cũng như yêu cầu công việc và có những hoạt động trải nghiệm thực tiễn để hiểu được thực tiễn công việc, tháo gỡ những khó khăn trong công việc, trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết cho bản thân, định hướng tốt hơn cho nghề nghiệp sau này của bản thân, có sự so sánh và vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn... Thực tế cho thấy, nhiều bạn mặc dù tốt nghiệp bằng giỏi, học tại các trường lớn của đất nước nhưng ra trường khá lâu vẫn chưa xin được việc do kiến thức mà chúng ta đang có chỉ toàn là lý thuyết suông, còn thực tế thì chúng ta lại không có bao nhiêu, chưa nói đến các kỹ năng khác của bản thân cũng chưa được tốt nữa.
5 – Chờ lấy xong bằng mới đi nộp hồ sơ xin việc
          Nhiều sinh viên của các trường thường có thói quen sau khi thi tốt nghiệp, bảo vệ khóa luận hoặc sau khi nhận bằng thì mới bắt tay vào làm hồ sơ xin việc và đơn xin tuyển dụng vì vậy chúng ta thường bị mất một khoảng thời gian chờ việc rất là lãng phí, chưa kể nhiều sinh viên khi đó còn chưa có thực tiễn, kinh nghiệm làm việc thì khả năng xin việc lại càng khó do không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng và như vậy thời gian chờ việc lại càng dài. Vì vậy, để có thể tìm được việc sớm thì ngay khi trong lúc chúng ta đi học thì chúng ta phải đi xin làm part-time tại các công ty hoặc muộn nhất là đến khi thực tập chúng ta đã phải đi làm part-time hoặc xin làm thực tập sinh tại các công ty, ngân hàng để tìm hiểu thực tế về lĩnh vực và công việc mà mình sẽ có thể làm sau khi ra trường. Như vậy, ngay khi chúng ta ra trường, chúng ta có thể sẽ được chính tại những nơi đó nhận vào làm việc hoặc chúng ta cũng có lượng kiến thức thực tế, kinh nghiệm đủ có thể đi xin việc và đáp ứng được yêu cầu mà nhà tuyển dụng đề ra. Thực tế có rất nhiều bạn sinh viên đã đi làm thêm cho các doanh nghiệp, ngân hàng ngay từ những năm thứ 3, thứ 4 và làm rất tốt các yêu cầu mà công ty, ngân hàng đó yêu cầu. Có trường hợp, có bạn cộng tác viên tại một ngân hàng còn đạt doanh số gần bằng doanh số của tất cả những người khác trong phòng cộng lại và theo như thông tin của ngân hàng đó thì bạn sinh viên này sẽ chắc chắn được giữ lại làm việc tại ngân hàng khi tốt nghiệp ra trường. Đây là một trường hợp chúng ta có thể thấy được đó là không cần phải chờ đến lúc ra trường mới có thể đủ năng lực làm việc mà chúng ta có thể làm tốt một số công việc mà nhà tuyển dụng yêu cầu ngay từ khi chúng ta còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 24 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
© Copyright 2015 Ma Ha Nguyen All right reserved.
Website dành cho người mưu cầu và mong muốn chia sẻ tri thức 
Nếu các bạn muốn trao đổi và chia sẻ các giá trị tốt đẹp, hãy truy cập vào:
Facebook: https://www.facebook.com/groups/htnc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/htnc.vn/
Hotline: 0386.196.888


Giới thiệu về Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung

Trường Đại học công nghiệp Việt - Hung (tên tiếng Anh: Viet - Hung Industrial University, viết tắt VIU) là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công thương, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo. Trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả nhà nước Việt Nam và Chính phủ Hungary....

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì đến website HTNC.VN?

Tìm hiểu về các tài liệu học tập

Tham gia bàn luận sách và mượn sách miễn phí

Đọc và gửi bài viết lên website

Xin các tư vấn, hỗ trợ và hợp tác với website

Tất cả các ý kiến trên

Liên kết