ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài:
“Hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Phúc Thọ và vận dụng vào công tác giảng dạy chương trình đào tạo khởi nghiệp”
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khởi nghiệp là hoạt động rất quan trọng của một quốc gia, nhất là tại những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhằm tạo ra những giá trị gia tăng giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Những năm gần đây, hoạt động khởi nghiệp được nâng lên một tầm cao và có tính chất quan trọng tới sự tăng trưởng của nền kinh tế. Có quan điểm cho rằng, để hội nhập sâu rộng và đứng vững được trong một nền kinh tế toàn cầu hóa thì Việt Nam cần phải có 2 triệu doanh nghiệp với sức khỏe tốt, năng lực cạnh tranh cao. Chính vì vậy, trong mấy năm gần đây, nhà nước đã đưa hoạt động khởi nghiệp vào chương trình nghị sự, nghị quyết và đưa ra các giải pháp như luật khởi nghiệp, vườn ươm khởi nghiệp và nhiều diễn đàn hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp cùng một chính phủ kiến tạo nhằm tạo ra những bước đột phá cho hoạt động khởi nghiệp của cả nước.
Nhờ đó, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp tại Việt Nam liên tục được thành lập và đi vào hoạt động. Từ năm 2015 đến nay, mỗi năm hàng trăm ngàn doanh nghiệp được thành lập mới giúp cho số lượng doanh nghiệp của cả nước được tăng lên đáng kể. Dự kiến đến năm 2020, Việt Nam sẽ có thể đạt được cột mốc một triệu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay những doanh nghiệp khởi nghiệp còn ở quy mô nhỏ, thiếu ý tưởng cũng như các điều kiện cần thiết như tài chính, quản trị,… để đảm bảo cho hoạt động khởi nghiệp đạt hiệu quả. Vì vậy, trong những năm gần đây, mặc dù có nhiều doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp nhưng giá trị đóng góp của hoạt động khởi nghiệp còn rất hạn chế vào sự tăng trưởng của GDP hàng năm. Các doanh nghiệp khởi nghiệp còn yếu, khả năng cạnh tranh kém, đặc biệt nhiều doanh nghiệp còn phải ngưng hoạt động sau một thời gian ngắn. Những thực trạng trên dẫn đến sự lãng phí nhiều công sức cũng như nguồn lực của các cá nhân, xã hội, ảnh hưởng tới sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Vì vậy, hoạt động khởi nghiệp cần phải có những tư duy đúng đắn và những nền tảng nhất định để đảm bảo cho các doanh nghiệp có điều kiện phát triển và lớn mạnh.
Hòa chung vào khí thế của hoạt động khởi nghiệp của cả nước, huyện Phúc Thọ cũng có những chủ trương mới nhằm động viên các cá nhân, hộ gia đình có khả năng thực hiện các ý tưởng nhằm tạo ra các giá trị gia tăng cho xã hội. Đặc biệt là sau chủ trương dồn điền đổi thửa, nhiều ý tưởng khởi nghiệp của các doanh nghiệp, hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp có điều kiện được đâm chồi nảy lộc mạnh hơn. Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình đã được thành lập, các dự án về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp được triển khai như là các dự án về trồng cây giống, cây ăn quả, chăn nuôi, hay trang bán hàng về nông sản,…
Tuy nhiên, thực tế hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện Phúc Thọ vẫn còn yếu, hiệu quả chưa cao, chưa đóng góp được nhiều giá trị giúp thay đổi bộ mặt kinh tế của huyện thể hiện ở việc nhiều hoạt động khởi nghiệp trong nông nghiệp còn mang tính tự phát, loại hình chưa đa dạng, mô hình ứng dụng theo công nghệ cao còn ít. Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình còn loay hoay lựa chọn giữa nhiều con đường khởi nghiệp, dẫn đến lãng phí nhiều thời gian, nguồn lực và công sức trong khi điều kiện, tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp là rất nhiều. Vì vậy, việc đánh giá một cách nghiêm túc các hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Phúc Thọ nhằm đưa ra thực trạng cũng như các nhóm giải pháp nâng cao hoạt động khởi nghiệp tại huyện Phúc Thọ là một vấn đề rất cần thiết.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi đã quyết định làm đề tài nghiên cứu khoa học: “Hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Phúc Thọ và vận dụng vào công tác giảng dạy chương trình đào tạo khởi nghiệp”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Phúc Thọ
- Hình thành bộ tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy chương trình đào tạo khởi nghiệp tại trường ĐHCN Việt Hung.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Phúc Thọ
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Phúc Thọ
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp 1. Phương pháp thu thập số liệu
+ Đối tượng: Các số liệu liên quan đến hoạt động khởi nghiệp
Phương pháp 2. Phương pháp điều tra (trao đổi, dùng bảng hỏi):
+ Đối tượng: Các chủ doanh nghiệp, hộ gia đình và cơ quan ban ngành trên địa bàn huyện Phúc Thọ
Phương pháp 3. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu:
+ Đối tượng: Các thông tin, kiến thức liên quan trong đề tài.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động khởi nghiệp
1.1. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của hoạt động khởi nghiệp
1.2. Ý nghĩa của hoạt động khởi nghiệp
1.3. Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp
1.4.1. Năng lực của người khởi nghiệp
1.4.2. Tiềm lực tài chính
1.4.3. Thời tiết, khí hậu
1.4.4. Khoa học công nghệ
1.4.5. Cơ chế, chính sách về hỗ trợ người khởi nghiệp
1.4.6. Khả năng tạo dựng chuỗi liên kết trong nông nghiệp
1.5. Một số mô hình khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp thành công tại các địa phương
Chương 2. Thực trạng hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Phúc Thọ
2.1. Tình hình, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Phúc Thọ
2.2. Thực trạng hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Phúc Thọ
2.3. Đánh giá hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Phúc Thọ
1.4.1. Năng lực của người khởi nghiệp
1.4.2. Tiềm lực tài chính
1.4.3. Thời tiết, khí hậu
1.4.4. Khoa học công nghệ
1.4.5. Cơ chế, chính sách về hỗ trợ người khởi nghiệp
1.4.6. Khả năng tạo dựng chuỗi liên kết trong nông nghiệp
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Phúc Thọ và vận dụng vào chương trình đào tạo khởi nghiệp
3.1. Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Phúc Thọ
3.1.1. Nhóm giải pháp chính
* Nâng cao năng lực khởi nghiệp
* Nguồn tài chính cho hoạt động khởi nghiệp
* Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ
3.1.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ
* Hoàn thiện khung thể chế, chính sách cho hoạt động khởi nghiệp
* Xây dựng trung tâm, diễn đàn, vườn ươm hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp
* Tạo dựng và phát triển chuỗi liên kết trong nông nghiệp
* Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong nông nghiệp
3.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy và học tập các học phần khởi nghiệp
3.2.1. Tạo dựng bộ tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy học phần khởi nghiệp
3.2.2. Bồi dưỡng năng lực về hoạt động khởi nghiệp cho đội ngũ giảng viên
3.2.3. Đào tạo gắn kết với thực tiễn qua các mô hình và trải nghiệm thực tế
3.2.4. Thành lập CLB khởi nghiệp, diễn đàn khởi nghiệp cho giảng viên và sinh viên trao đổi
3.2.5. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng trong khởi nghiệp
Ý kiến bạn đọc