Hoạt động đào tạo thực tế, thực tập; tìm kiếm việc làm và hợp tác viện - trường - doanh nghiệp của ngành Tài chính ngân hàng

Đăng lúc: Thứ bảy - 18/11/2023 18:24
  
Là cơ sở đào tạo theo định hướng ứng dụng, vì vậy trong nhiều năm gần đây, trường ĐHCN Việt Hung luôn chú trọng đến hoạt động thực tập, thực hành và trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho sinh viên có thể vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn công việc và rèn luyện các kỹ năng trong môi trường thực tiễn. Bên cạnh đó, công tác hợp tác quốc tế, hợp tác giữa viện – trường – doanh nghiệp cũng được nhà trường quan tâm, triển khai hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức mang tầm quốc tế đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước.

1. Công tác đào tạo thực tế, thực tập của ngành Tài chính ngân hàng

Chương trình đào tạo của ngành Tài chính ngân hàng, cũng như nhiều ngành học khác, đều trang bị một thời lượng thực hành, thực tập lớn, bao gồm cả trên lớp và ngoài thực tiễn tại các doanh nghiệp, ngân hàng trên địa bàn.
 
Bảng 1. Thời lượng các học phần gắn với thực hành, thực tập, thực tế
trong CTĐT của ngành Tài chính ngân hàng
 
Stt Hoạt động thực hành, thực tập,
thực tế gắn kết với doanh nghiệp
Tỷ trọng trong CTĐT *%) Ghi chú
1 Hoạt động thực hành, thực tế trên lớp 10%  
2 Hoạt động thực tập, thực tế tại Doanh nghiệp 12,5%  
  Tổng cộng 22,5%  
 
Nhiều học phần trong CTĐT có bố trí các thời lượng thực hành, thực tế, đặc biệt là tại các học phần chuyên sâu của ngành. Các học phần gắn với hoạt động thực hành, thực tế trên lớp gồm các học phần sau:
 
Bảng 2. Thời lượng các hoạt động gắn với hoạt động thực hành,
thực tế trên lớp

 
Stt Học phần Số TC
HP
Số tín chỉ thực hành, thực tế Tỷ trọng trong CTĐT (%) Ghi chú
1 Thực tế 5 2 10% Học chung
2 Tin học đại cương 3 1
3 Định giá tài sản 3 1
4 Tài trợ dự án 3 1
5 Phân tích báo cáo tài chính 3 1
6 Thực tập sổ sách kế toán 4 3 Định hướng chuyên sâu Tài chính kế toán
7 Thực tập thực tế kế toán máy 5 3
8 Thực hành nghiệp vụ tín dụng ngân hàng 3 2 Định hướng chuyên sâu Tài chính ngân hàng
9 Thực hành lập và thẩm định dự án đầu tư 4 3
10 Phương pháp lập trình C++ 3 1 Định hướng chuyên sâu Công nghệ tài chính
11 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 3 1
12 Lập trình hướng đối tượng 3 1
13 Phát triển Web 3 1
14 Hệ cơ sở dữ liệu 3 1
 
Học phần thực tế trên lớp giúp các sinh viên hiểu rõ những kiến thức thực tế về cuộc sống, học tập và vị trí việc làm, yêu cầu công việc, mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nhờ đó, sinh viên có thái độ tích cực trong mọi hoạt động, yêu thích ngành nghề đã chọn, biết lên kế hoạch và mục tiêu cho bản thân và các giải pháp để thực hiện đạt hiệu quả cao.
 
Thời lượng thực hành tại các học phần khác trong chương trình nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý thuyết trong quá trình học để thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn, rèn lyện các kỹ năng thực hành liên quan đến nội dung môn học, vị trí công việc trong lĩnh vực tài chính, kế toán và ngân hàng trong thực tiễn.
 
Trong quá trình đào tạo, theo kế hoạch, sinh viên có ít nhất 3 lần đi thực tập, thực tế tại các doanh nghiệp, ngân hàng.
 
Bảng 3. Thời lượng các hoạt động gắn với hoạt động thực tập, thực tế
tại các doanh nghiệp, ngân hàng
 
Stt Học phần Số tín chỉ
HP
Số tín chỉ thực tập, thực tế Tỷ trọng trong CTĐT (%) Ghi chú
1 Thực tế 5 2 12,5%  
2 Thực tập cơ sở 3 3  
3 Thực tập tốt nghiệp 4 4  
4 Khóa luận/Đồ án 6 6  
 
Theo định hướng chung của nhà trường, đối với học phần thực tế, các ngành sẽ triển khai cho sinh viên đi trải nghiệm thực tế ngay từ kỳ 1 của năm thứ nhất. Sinh viên sẽ được tiếp cận về 1,2 doanh nghiệp, ngân hàng điển hình mà Khoa, ngành đã kết nối để tìm hiểu về mô hình hoạt động kinh doanh và tìm hiểu về các phòng ban, vị trí việc làm và yêu cầu công việc tại từng vị trí,…
 
Học phần thực tập cơ sở sẽ được trang bị vào kỳ 1 năm thứ 3 của doanh nghiệp sau khi học xong một vài học phần cơ sở ngành giúp sinh viên áp dụng kiến thức cơ sở ngành để tìm hiểu, phân tích các hoạt động của đơn vị thực tập cũng như là tìm hiểu sâu hơn về các vị trí việc làm và định hướng cho mình hướng chuyên sâu phù hợp với bản thân mỗi sinh viên.
 
Đối với các học phần thực tập, khóa luận sẽ được trang bị vào kỳ học cuối giúp sinh viên vận dụng toàn bộ kiến thức chuyên sâu của ngành để phân tích, đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả cho đơn vị. Sinh viên có thể tự liên hệ đơn vị thực tập hoặc nhờ thầy cô trong khoa, ngành liên hệ, giới thiệu đơn vị thực tập nếu muốn.


Nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên, kiến thức về khởi nghiệp, văn hóa doanh nghiệp giúp tự tin thể hiện năng lực, bản lĩnh của mình, nhà trường có trang bị thêm các học phần kỹ năng mềm trong CTĐT của tất cả các ngành.
 
Bảng 4. Các học phần kỹ năng mềm trong CTĐT
 
Stt Tên học phần Số tín chỉ Ghi chú
1 Kỹ năng giao tiếp 2  
2 Kỹ năng thuyết trình  
2 Kỹ năng làm việc nhóm 2  
3 Kỹ năng ứng tuyển  
 
 
Ngoài ra, trong quá trình học tập tại trường, hàng năm, Khoa Quản trị - Ngân hàng, Liên chi đoàn QT,NH&KT và ngành Tài chính ngân hàng đều tổ chức các chương trình sinh viên, cuộc thi, hội thảo về ngành học. Rất nhiều cuộc thi, chương trình được tổ chức giúp sinh viên có cơ hội hiểu hơn về ngành nghề, các vị trí việc làm và yêu cầu trong thực tiễn, cũng như rèn luyện được nhiều kỹ năng quan trọng.
 
Bảng 5. Các chương trình, cuộc thi được tổ chức trong thời gian gần đây
 
Stt Tên chương trình Đơn vị tổ chức Ghi chú
1 Cuộc thi đồng tiền thông thái  Đoàn trường & Liên chi đoàn QT,NH&KT Năm 2021 
2 Cuộc thi Vùng xanh tài chính cùng MBBank Liên chi đoàn QT,NH&KT Năm 2021 
3 Cuộc thi To my Future Liên chi đoàn QT,NH&KT Năm 2022 
4 Dấu ấn mùa hè cùng Detrang Farm Liên chi đoàn QT,NH&KT  Năm 2022
5 Cuộc thi Christmas Writing Contest Liên chi đoàn QT,NH&KT  Năm 2023 
6 Rung chuông vàng Liên chi đoàn QT,NH&KT  Năm 2023
7 Tết Việt - Tết Viu Liên chi đoàn QT,NH&KT Năm 2023
8 Cuộc thi Vùng xanh tài chính cùng MBBank   Năm 2023
9 Let's shine Toghether Liên chi đoàn QT,NH&KT  Năm 2024
10 Khoảnh khắc quân sự Liên chi đoàn QT,NH&KT Năm 2024
11 Hội thảo “cơ hội nghề nghiệp sinh viên ngành tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh và kỹ năng làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài” Khoa QT&NH  Năm 2023
 
2. Hoạt động hợp tác quốc tế, hợp tác giữa Viện – trường – Doanh nghiệp
 
Ngành Tài chính ngân hàng có quan hệ kết nối với nhiều doanh nghiệp, ngân hàng trên địa bàn cũng như tại một số địa phương giúp sinh viên có cơ hội để thực tập, trải nghiệm thực tế, làm thêm, học việc trong suốt quá trình học tập.
 
Bảng 6. Các doanh nghiệp, ngân hàng có kết nối, hợp tác
với ngành Tài chính ngân hàng
 
Stt Tên doanh nghiệp/ngân hàng Tỉnh/TP Ghi chú
1 MBBank – chi nhánh Sơn Tây TX Sơn Tây – TP Hà Nội  
2 MBBank – chi nhánh Hà Nội Quận Cầu Giấy – TP Hà Nội  
3 Liên Việt PostBank – chi nhánh Yên Bái TP Yên Bái  
4 Agribank chi nhánh Hà Tây 1 TX Sơn Tây – TP Hà Nội  
5 Công ty cổ phần đầu tư phát triển DOK Việt Nam Huyện Ba Vì – TP Hà Nội  
6 Công ty cổ phần chứng khoán VSM Quận Hà Đông – TP Hà Nội  
 
Và nhiều doanh nghiệp khác trên địa bàn TP Hà Nội. Nhiều sinh viên trong quá trình học tập đã đến các doanh nghiệp, ngân hàng do khoa liên hệ để tham gia học việc, thực tập sinh có hưởng lương. Qua quá trình thực tập, học việc, các em được rèn luyện các kỹ năng thực tiễn tại vị trí việc làm, nhờ đó các em đã trưởng thành và tự tin đối với nghề nghiệp.
 
Khoa Quản trị & Ngân hàng cũng thiết lập mối quan hệ với một số doanh nghiệp, cơ sở giáo dục trong và ngoài nước để tổ chức hợp tác, kết nối cho sinh viên nâng cao kiến thức về ngành, thực tập hưởng lương và làm việc sau khi tốt nghiệp trong các doanh nghiệp tại các nước Nhật Bản, Đài Loan.
 
Bảng 7. Các đơn vị hợp tác quốc tế với Khoa Quản trị & ngân hàng
 
 
Stt Đơn vị hợp tác Hoạt động hợp tác Ghi chú
1 Trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Kiện Hành – Đài Loan Đào tạo, chuyển giao công nghệ, thực tập hưởng lương tại Đài Loan  
2 Công ty TNHH JSB Việt Nam Đào tạo và tư vấn về tài chính kế toán  
3 Công ty CP thương mại và dịch vụ Sunrise Việt Nhật Thực tập sinh hưởng lương và làm việc tại Nhật Bản sau khi tốt nghiệp  
 
Những chương trình, hoạt động trên đã mang lại nhiều kết quả tích cực, thể hiện quyết tâm của nhà trường, khoa, ngành trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo gắn kết doanh nghiệp theo phương châm “Không ngừng đổi mới, sáng tạo vì người học và sự phù hợp”.
 
Hy vọng, trong thời gian tới, với sự cố gắng, nỗ lực của các em sinh viên và sự hợp tác, hỗ trợ tích cực từ các doanh nghiệp, ngân hàng và đội ngũ cán bộ, giảng của khoa, nhà trường sẽ tiếp tục giúp cho ngành Tài chính ngân hàng nâng cao được chất lượng đào tạo, đáp ứng đòi hỏi của các bên liên quan và xu thế thời đại.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
© Copyright 2015 Ma Ha Nguyen All right reserved.
Website dành cho người mưu cầu và mong muốn chia sẻ tri thức 
Nếu các bạn muốn trao đổi và chia sẻ các giá trị tốt đẹp, hãy truy cập vào:
Facebook: https://www.facebook.com/groups/htnc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/htnc.vn/
Hotline: 0386.196.888


Giới thiệu về Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung

Trường Đại học công nghiệp Việt - Hung (tên tiếng Anh: Viet - Hung Industrial University, viết tắt VIU) là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công thương, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo. Trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả nhà nước Việt Nam và Chính phủ Hungary....

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì đến website HTNC.VN?

Tìm hiểu về các tài liệu học tập

Tham gia bàn luận sách và mượn sách miễn phí

Đọc và gửi bài viết lên website

Xin các tư vấn, hỗ trợ và hợp tác với website

Tất cả các ý kiến trên

Liên kết