Kỹ năng viết báo đại chúng

Đăng lúc: Thứ hai - 05/06/2017 13:55

1. Các vấn đề nền tảng
       - Ý thức được vai trò của công việc viết lách cho đại chúng 
       - Ý thức được mục đích của bài viết: truyền đạt thông tin, chia sẻ kiến thức và thuyết phục.
       - Ý thức được tính sáng tạo: mỗi bài viết cần có những ý tưởng mới, cách nhìn mới.
       - Chủ đề: cần có tính thời sự, đang được dư luận quan tâm.
       - Nếu không có tính thời sự, ngay cả bài viết hay cũng không gây ảnh hưởng.
       - Theo dõi dòng ý tưởng: tránh trùng lặp, ghi nhận ý tưởng của người khác.
2. Xây dựng nền tảng tri thức
       - Sưu tập tập và sắp xếp thông tin theo hệ thống.
       - Tìm hiểu, trau dồi lý thuyết với lĩnh vực mà mình viết.
       - Hình thành dần hệ thống tư tưởng, niềm tin cơ bản của mình. Đọc các sách, tìm hiểu các tác giả liên quan.
3. Kỹ thuật viết
       - Luôn ý thức được là:
       + Truyền đạt được thông điệp mình muốn nói. 
       + Mình cần tạo ra sự hấp dẫn cho độc giả.
       + Cần dựa vào các sự việc
       + Lập luận/lý thuyết là cái để dẫn dắt gắn kết các sự việc.
       - Đưa ra thông điệp. Cần xác định thuộc loại gì?
       + Khẳng định: Nhận định điều mà mình tin chắc là đúng dựa trên dữ kiện và lý thuyết.
       + Nghi vấn: Đưa ra quan điểm nghi ngờ một tuyên bố hay nhận định của ai đó (nhà nước hoặc chuyên gia)
       + Tranh luận: Không đồng tình với ai đó, đưa ra lập luận phản bác và đưa ra quan điểm của mình. 
       + Cảm nghĩ cá nhân: đưa ra suy nghĩ cá nhân, kỳ vọng, cảm nhận về một sự kiện hay một viễn cảnh nào đó.
       - Vấn đề ngôn ngữ:
       + Sử dụng ngôn ngữ phổ thông, tránh các thuật ngữ chuyên ngành.
       + Nếu đưa vào nên có chú thích.
       + Cố gắng viết các câu ngắn. Mỗi đoạn chỉ nên 2-3 câu.
       + Tạo điểm nhấn cho bài viết. Bắt đầu đọc từ đâu cũng thấy hấp dẫn, khiến người đọc muốn đọc hết cả bài viết.
       + Các phần nội dung cần hài hòa cân đối. 
       - Bố cục chuẩn: tam đoạn luận 
       + Đoạn mở đầu: cần đi thẳng vào sự kiện nổi bật liên quan. Gợi mở thông điệp của mình.
       + Thân: nêu nguyên nhân, sự khác biệt (nếu là tranh luận), sự nghi vấn.
       Có thể chia làm nhiều phần nếu dài.
       + Kết: Đưa ra hàm ý hoặc các gợi mở cụ thể.
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
© Copyright 2015 Ma Ha Nguyen All right reserved.
Website dành cho người mưu cầu và mong muốn chia sẻ tri thức 
Nếu các bạn muốn trao đổi và chia sẻ các giá trị tốt đẹp, hãy truy cập vào:
Facebook: https://www.facebook.com/groups/htnc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/htnc.vn/
Hotline: 0386.196.888


Giới thiệu về Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung

Trường Đại học công nghiệp Việt - Hung (tên tiếng Anh: Viet - Hung Industrial University, viết tắt VIU) là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công thương, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo. Trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả nhà nước Việt Nam và Chính phủ Hungary....

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì về Trường ĐHCN Việt Hung?

Tìm hiểu thông tin đào tạo tại trường

Muốn được tham gia giảng dạy tại Trường

Muốn được học tập, nghiên cứu tại Trường

Muốn tuyển dụng sinh viên của Nhà trường

Tất cả các ý kiến trên

Liên kết