Phân tích sử dụng nguồn tài trợ và vốn lưu chuyển trong doanh nghiệp P3

Đăng lúc: Thứ hai - 18/09/2017 17:01

 

1. Phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ (phân tích diễn biến tài sản, nguồn vốn)
* Mục đích:
Xem xét những khoản đầu tư của doanh nghiệp và nguồn tài trợ các khoản đầu tư đó
* Phương pháp:
Để phân tích, trước hết chúng ta cần liệt kê sự thay đổi các chỉ tiêu trên bảng CĐKT giữa năm nay so với năm trước, sau đó lập phụ lục bảng phân tích nguồn tài trợ vốn theo nguyên tắc:
- Nếu tăng phần tài sản, giảm phần nguồn vốn thì ghi số chênh lệch tăng, giảm vào phần sử dụng vốn
- Nếu tăng phần nguồn vốn, giảm phần tài sản thì ghi số chênh lệch tăng, giảm vào phần nguồn tài trợ vốn
Ví dụ: Doanh nghiệp A có bảng CĐKT tóm tắt như sau:
 
Tài sản CK ĐK Nguồn vốn CK ĐK
A. Tài sản ngắn hạn 16.190 16.200 A. Nợ phải trả 6.780 7.650
1. Tiền 5.050 4.550 1. Nợ ngắn hạn 3.880 4.420
2. Đầu tư tài chính NH 3.100 2.800 2. Nợ dài hạn 2.900 3.230
3. Các khoản phải thu 1.820 2.340 B. VCSH 22.200 20.200
4. Hàng tồn kho 6.020 6.210 1. VCSH 22.050 20.100
5. TSNH khác 200 300 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 150 100
B. Tài sản dài hạn 12.790 11.650      
1. Các khoản phải thu DH - -      
2. Tài sản cố định 9.800 8.900      
3. BĐS đầu tư - -      
4. Các khoản đầu tư TCDH 2.340 2.000      
5. TS dài hạn khác 650 750      
Tổng cộng tài sản 28.980 27.850 Tổng cộng nguồn vốn 28.980 27.850

Từ bảng CĐKT, ta có thể lập bảng phân tích nguồn tài trợ vốn như sau:

Nguồn tài trợ vốn Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%)
1. Giảm các khoản phải thu 520 17,87
2. Giảm hàng tồn kho 190 6,53
3. Giảm TSNH, TSDH khác 200 6,87
4. Tăng nguồn vốn, quỹ 2.000 68,73
Cộng 2.910 100
Sử dụng vốn Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%)
1. Tăng dự trữ tiền 500 17,87
2. Tăng đầu tư TCNH, DH 640 21,99
3. Mua sắm thêm TSCĐ 900 30,93
4. Trả nợ ngắn hạn, dài hạn 870 29,90
Cộng 2.910 100

Như vậy, trong năm nhờ giảm các khoản phải thu (qua việc tăng cường công tác thu hồi công nợ), giảm hàng tồn kho (nhờ đẩy mạnh công tác bán hàng tránh ứ đọng vốn hoặc thực hiện thanh quyết toán các công trình hoàn thành,…), giảm tài sản ngắn hạn khác, tăng nguồn vốn quỹ (có thể do CSH bỏ thêm vốn hoặc kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận tăng nên vốn tăng lên)… nên doanh nghiệp có thêm nguồn tiền cải thiện khả năng thanh toán nhanh, tăng đầu tư tài chính, mua sắm thêm TSCĐ, trả bớt nợ ngắn hạn và dài hạn…

2. Phân tích vốn lưu chuyển
* Mục đích: Đánh giá doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không, TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ vững chắc bằng các nguồn vốn dài hạn hay không?
* Phương pháp:
(i) Thông qua công thức tính vốn lưu chuyển (VLC) để xác định VLC của doanh nghiệp dương hay âm từ đó đưa ra được những nhận định về khả năng thanh toán cũng như khả năng tài trợ.
VLC = NVDH – TSDH = TSNH – NVNH
+ Nếu VLC > 0 phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt, thừa nguồn vốn dài hạn, có khả năng mở rộng kinh doanh. Đây là dấu hiệu an toàn, doanh nghiệp có thể đương đầu với rủi ro phá sản của khách hàng lớn hoặc việc cắt giảm tín dụng của các nhà cung cấp, kể cả việc thua lỗ nhất thời,…
+ Nếu VLC < 0, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã dùng một phần nguồn vốn chỉ có thể sử dụng trong ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Trường hợp này nếu kéo dài sẽ không đem lại sự ổn định và an toàn cho doanh nghiệp, TSNH không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp đang mất cân đối tạm thời. Để đối phó với tình trạng này, doanh nghiệp sẽ phải trì hoãn việc thanh toán các khoản nợ
(ii) Xem xét sự biến động của tài sản và nguồn vốn trong ngắn hạn và dài hạn để xác định những nguyên nhân gây biến động:
+ Nguyên nhân thuộc chính sách tài trợ như: Giữ lại thu nhập để tăng vốn, việc gửi vào và rút ra của các TK vãng lai của người góp vốn có tính chất ổn định, quyết định việc tăng cường vay hay trả bớt nợ vay… làm giảm NVDH.
+ Nguyên nhân thuộc chính sách đầu tư như: Quyết định mở rộng hay thu hẹp đầu tư, những quyết định về đầu tư dài hạn hay ngắn hạn… làm thay đổi TSDH.
+ Nguyên nhân thuộc về chính sách khấu hao, trích lập dự phòng … làm thay đổi NVNH, NVDH.
 
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 18 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
© Copyright 2015 Ma Ha Nguyen All right reserved.
Website dành cho người mưu cầu và mong muốn chia sẻ tri thức 
Nếu các bạn muốn trao đổi và chia sẻ các giá trị tốt đẹp, hãy truy cập vào:
Facebook: https://www.facebook.com/groups/htnc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/htnc.vn/
Hotline: 0386.196.888


Giới thiệu về Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung

Trường Đại học công nghiệp Việt - Hung (tên tiếng Anh: Viet - Hung Industrial University, viết tắt VIU) là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công thương, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo. Trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả nhà nước Việt Nam và Chính phủ Hungary....

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì đến website HTNC.VN?

Tìm hiểu về các tài liệu học tập

Tham gia bàn luận sách và mượn sách miễn phí

Đọc và gửi bài viết lên website

Xin các tư vấn, hỗ trợ và hợp tác với website

Tất cả các ý kiến trên

Liên kết