Đề bài và nội dung thuyết trình phân tích báo cáo tài chính

Đăng lúc: Thứ ba - 08/01/2019 10:38
Dưới đây là đề bài và nội dung thuyết trình phân tích báo cáo tài chính của mỗi nhóm trong quá trình học tập. Các nhóm sau khi chọn xong thành viên sẽ thực hiện bốc thăm để lựa chọn tên đề bài thuyết trình. Căn cứ vào đề bài thuyết trình, mỗi nhóm chuẩn bị nội dung thuyết trình để thực hiện làm bài thuyết trình và thực hiện thuyết trình vào buổi thứ 12 của môn học. 

1. Đề bài thuyết trình
GV đưa 01 báo cáo tài chính, yêu cầu các nhóm sinh viên làm bài thuyết trình theo từng nội dung dưới đây:

Tên công ty thực hiện thuyết trình: Công ty Hoàng Anh Gia Lai, mã cổ phiếu là HAG
1 - Phân tích cấu trúc nguồn vốn và cân bằng tài chính
2 - Phân tích công nợ và khả năng thanh toán
3 - Phân tích hiệu quả kinh doanh
4 - Phân tích dòng lưu chuyển tiền tệ trong kỳ
Tài liệu sử dụng cho phân tích và thuyết trình của mỗi nhóm là báo cáo tài chính 3 năm gần nhất của công ty mà GV đã đưa ra ban đầu
2. Nội dung thuyết trình của mỗi nhóm
2.1. Phân tích cấu trúc nguồn vốn và cân bằng tài chính
Đối với đề bài này, sinh viên cần phân tích được biến động của các khoản mục trên bảng CĐKT qua 3 năm và mối liên hệ giữa TS và NV qua cơ cấu nợ, vốn và sự cân bằng tài chính dưới góc độ ổn định nguồn tài trợ. Nội dung cần phân tích cụ thể như sau:
1 – Đánh giá khái quát biến động của tài sản và nguồn vốn qua các năm theo thứ tự khoản mục từ lớn đến nhỏ, trong đó nhóm phân tích cần đưa ra nguyên nhân biến động, nhận xét và đánh giá sự biến động đó đã hợp lý hay chưa? Lần lượt theo các khoản mục dưới đây:
* Bên tài sản
- Tổng tài sản
- Tài sản ngắn hạn
- Tiền và tương đương tiền
- Đầu tư tài chính ngắn hạn
- Khoản phải thu ngắn hạn
- Hàng tồn kho
- Tài sản ngắn hạn khác
- Tài sản dài hạn
- Các khoản phải thu dài hạn
- Tài sản cố định
- Bất động sản đầu tư
- …
Tóm lại
* Bên nguồn vốn
- Tổng nguồn vốn
- Nợ phải trả
- Nợ ngắn hạn
- Phải trả người bán ngắn hạn
- Nợ vay ngắn hạn
- Người mua trả tiền trước

- Nợ dài hạn
- Phải trả người bán dài hạn
- Nợ vay dài hạn
- Vốn chủ sở hữu
Tóm lại
2 – Phân tích cân bằng tài chính dưới góc độ ổn định nguồn tài trợ
Dựa vào phương trình cân bằng tài chính:
TSNH + TSDH = Nguồn vốn dài hạn + Nguồn vốn ngắn hạn
Qua đó, nhóm cần đánh giá doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không, TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ vững chắc bằng các nguồn vốn dài hạn hay không?
2.2. Phân tích công nợ và khả năng thanh toán
Đối với đề bài này, sinh viên cần phân tích được tình hình công nợ phải thu, phải trả qua 3 năm và các hệ số phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nội dung cần phân tích cụ thể như sau:
1 – Phân tích công nợ phải thu phải trả
Nhóm phân tích cần đánh giá tình hình phải thu phải trả thông qua các chỉ tiêu
* Tình hình phải thu khách hàng
- Số dư bình quân các khoản phải thu
- Số vòng quay các khoản phải thu
- Thời gian 1 vòng quay phải thu khách hàng
* Tình hình phải trả người bán
- Số dư bình quân các khoản phải trả
- Số vòng quay các khoản phải trả
- Thời gian 1 vòng quay phải trả người bán
- Tỷ lệ phải thu trên tổng phải trả
2 – Phân tích khả năng thanh toán
Nhóm phân tích cần đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu:
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
- Khả năng thanh toán nhanh
- Khả năng thanh toán tức thời
- Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Trong quá trình phân tích, nhóm cần nêu rõ nguyên nhân biến động của các khoản mục, chỉ tiêu; đánh giá sự biến động và liên hệ các hệ số, tỷ suất về khoản phải thu, phải trả, khả năng thanh toán với hệ số trung bình ngành hoặc 1 doanh nghiệp tiên tiến trong ngành để thấy được tương quan giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp trong ngành.
2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh
Đối với đề bài này, sinh viên cần phân tích được biến động của các khoản mục trên báo cáo KQHĐKD qua 3 năm và các hệ số phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nội dung cần phân tích cụ thể như sau:
1 – Đánh giá biến động kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm, trong đó nhóm phân tích cần đưa ra nguyên nhân biến động, nhận xét và đánh giá sự biến động đó đã hợp lý hay chưa? Lần lượt theo các khoản mục dưới đây:
- Doanh thu thuần
- Giá vốn hàng bán
- Lợi nhuận gộp
- Doanh thu hoạt động tài chính
- Chi phí hoạt động tài chính
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
- Thu nhập khác
- Chi phí khác
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Tóm lại
- Sinh viên có thể phân tích thêm mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh để đưa ra nhận xét: 
+ Phân tích tỷ trọng của giá vốn hàng bán và tỷ trọng của lợi nhuận gộp trong tổng doanh thu từ đó đưa ra nhận xét về tình hình quản lý khoản mục giá vốn hàng bán là tốt hay chưa? Đánh giá chiều hướng trong tương lai? Doanh nghiệp cần làm gì để cải thiện tình hình? 
+ Phân tích tỷ trọng của chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí khấu hao… chiếm bao nhiêu % trong lợi nhuận gộp? Từ đó đưa ra nhận xét về tình hình quản lý các khoản chi phí này của doanh nghiệp? Đánh giá chiều hướng trong tương lai? Doanh nghiệp cần làm gì để cải thiện tình hình?
+ Phân tích tỷ trọng chi phí lãi vay trong tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh rồi đưa ra nhận xét?
Trong quá trình phân tích cần lập biểu đồ phân tích sự biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm
Xem thêm bài viết: Báo cáo tài chính dưới góc nhìn Warren Buffet trên website www.htnc.vn để có thêm thông tin.
2 – Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Sinh viên cần phân tích được các hệ số phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Trong quá trình phân tích, nhóm cần đưa ra nguyên nhân biến động, đánh giá sự biến động và liên hệ các hệ số trên trung bình ngành hoặc 1 doanh nghiệp tiên tiến trong ngành để thấy được tương quan giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp trong ngành. Các hệ số phản ánh khả năng sinh lời bao gồm:
- ROS
- ROA
- ROE
- Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh
- Thu nhập trên 1 cổ phần
- Chỉ số P/E
- Hệ số giá cổ phiếu (Giá thị trường/mệnh giá)
2.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong kỳ
Đối với đề bài này, sinh viên cần:
- Đánh giá sự bền vững của dòng tiền doanh nghiệp trong quá khứ, khả năng tạo tiền và sự phù hợp của dòng tiền so với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (dòng tiền của doanh nghiệp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính hay đầu tư? Có phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp không?)
- Đánh giá được sự thịnh vượng hay khó khăn về dòng vốn của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh mà không ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp không?
1 – Phân tích biến động các dòng lưu chuyển tiền qua các năm
Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, có 2 phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Vì vậy, tùy vào mỗi phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ khác nhau mà chúng ta có sự phân tích khác nhau. Thứ tự phân tích lần lượt từng dòng lưu chuyển một, gồm: lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. Cuối cùng đánh giá lưu chuyển tiền thuần trong kỳ. Trong đó, khi phân tích sự biến động của từng khoản mục trên báo cáo, nhóm cần nêu rõ nguyên nhân biến động và đánh giá sự biến động đó từ đó gợi ý hướng giải pháp cho doanh nghiệp.
Xem thêm bài viết: hướng dẫn phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên website www.htnc.vn để có thêm thông tin.
2 – Phân tích mối liên hệ giữa báo cáo lưu chuyển tiền tệ với bảng CĐKT và báo cáo KQHĐKD
Khả năng tạo tiền của doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào các chính sách của doanh nghiệp về tài sản và nguồn vốn. Trong đó, những chính sách về khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho hay những chính sách về đầu tư tài chính, tài sản cố định,… sẽ dẫn tới lưu chuyển tiền từ mỗi hoạt động trong kỳ biến động như thế nào. Do vậy, nhóm phân tích cần liên hệ được sự tác động của các khoản mục trên từng báo cáo tới lưu chuyển tiền tệ của mỗi hoạt động, tính toán các tỷ số LCTT từ HHĐKD trên doanh thu thuần, LNTT và VCSH để nhận xét, đưa ra nguyên nhân nhằm phân tích một cách chính xác để có thể đánh giá chính xác và đưa ra các hướng giải pháp hợp lý.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
© Copyright 2015 Ma Ha Nguyen All right reserved.
Website dành cho người mưu cầu và mong muốn chia sẻ tri thức 
Nếu các bạn muốn trao đổi và chia sẻ các giá trị tốt đẹp, hãy truy cập vào:
Facebook: https://www.facebook.com/groups/htnc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/htnc.vn/
Hotline: 0386.196.888


Giới thiệu về website HTNC.VN

Website free tài liệu, đề thi và hỗ trợ giải đáp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được thành lập ra nhằm tạo ra sân chơi cho các trí thức, các bạn sinh viên và những người có nhu cầu tìm hiểu về các kiến thức chuyên ngành tài chính ngân hàng, kiến thức cơ bản về kinh tế học nhằm nâng cao hiểu...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì về Trường ĐHCN Việt Hung?

Tìm hiểu thông tin đào tạo tại trường

Muốn được tham gia giảng dạy tại Trường

Muốn được học tập, nghiên cứu tại Trường

Muốn tuyển dụng sinh viên của Nhà trường

Tất cả các ý kiến trên

Liên kết