Phần I. Lý thuyết (4 điểm)
Các lựa chọn sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn?
Câu 1: Khi tuân thủ nguyên tắc kế toán “thận trọng” thì doanh thu và chi phí phải được ghi nhận khi có dấu hiệu phát sinh?
Sai, doanh thu chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn và chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh nên tùy vào từng dấu hiệu phát sinh là như thế nào thì mới phải được ghi nhận
Câu 2: Khi khách hàng trích tiền từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để mở sổ tiết kiệm có kỳ hạn sẽ làm thay đổi tổng giá trị bảng cân đối kế toán của ngân hàng?
Sai, Bút toán này là: Nợ TK 4211/Có TK 4232
ở đây nguồn vốn tăng và nguồn vốn giảm nên bảng CĐKT ko đổi
Câu 3: Trường hợp khoản nợ chỉ bị quá hạn một phần gốc ngân hàng cũng sẽ chuyển toàn bộ số dư nợ gốc sang nợ quá hạn để đảm bảo toàn bộ dư nợ gốc ở cùng một nhóm
Sai, theo điều 20, thông tư 39/2016/TT-NHNN thì tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Ví dụ: nợ 100 tr
Đến hạn trả lãi, chưa trả gốc: Ngừng dự thu, quá 10 ngày thoái thu lãi và chuyển lãi chưa dự thu được sang ngoại bảng
Đến hạn trả 1 phần gốc: Quá 10 ngày chuyển quá hạn đối với dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn, ở đây là chuyển 25 tr sang nợ quá hạn (theo điều 20 tại TT 39/2016/TT-NHNN và câu 25, 26 tại công văn 1576/NHNN-CSTT)
Tuy nhiên, đến thời điểm phân loại nợ và trích lập dự phòng (hàng quý) thì ngân hàng vẫn phân loại toàn bộ nợ của KH vào cùng 1 nhóm nợ. Ở đây là chúng ta chuyển cả 100 tr sang nợ quá hạn (theo thông tư 02/2013/TT-NHNN)
Câu 4: Nguyên tắc kế toán thận trọng ảnh hưởng như thế nào đối với việc ghi nhận lãi trên các khoản cho vay của kế toán ngân hàng?
Ngân hàng chỉ dự thu lãi đối với nợ cho vay thuộc nhóm 1
Đối với nợ nhóm 2 trở lên, ngân hàng ngừng dự thu lãi và thoái thu phần lãi đã dự thu và chuyển phần lãi thoái thu này sang ngoại bảng.
Bút toán: Nợ TK 89, 809/Có TK 394 và nhập TK 941
Phần II. Bài tập (6 điểm)
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau bằng các bút toán thích hợp:
Câu 5:
a. Bà Yến mua trái phiếu do ngân hàng phát hành với tổng giá trị mệnh giá của trái phiếu là 5.000 tr VND. Giá phát hành là 4.800 tr VND. Lãi suất 8,3%/năm, loại trả lãi định kỳ hàng năm. Thời hạn là 5 năm. Khách hàng thanh toán bằng tiền mặt.
Nợ TK 1011: 4.800 tr
Nợ TK 432: 200 tr
Có TK 431: 5.000 tr
b. Bà Hạnh tới ngân hàng nộp sổ tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, loại trả lãi sau, lãi suất 6%/năm, số tiền gốc 300 tr hôm nay đến hạn xin rút toàn bộ gốc và lãi bằng tiền mặt. Biết ngân hàng tính và hạch toán lãi tròn tháng vào cuối ngày làm việc.
+ Ngân hàng trả lãi:
Nợ TK 491: 300 * 90 * 6%/365
Có TK 1011: 300 * 90 * 6%/365
+ Ngân hàng trả gốc:
Nợ TK 4232: 300 tr
Có TK 1011: 300 tr
Câu 6: Ngân hàng giải ngân cho bà Huyền bằng tiền mặt căn cứ hợp đồng tín dụng đã ký giữa ngân hàng và khách hàng như sau: Giá trị khoản vay: 800 triệu VND, thời hạn vay 24 tháng với mục đích mở rộng nuôi cá lồng. Lãi suất cố định 12%/năm. Tài sản đảm bảo cho khoản vay là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của khách hàng được định giá là: 1.300 tr VND.
Ngân hàng hạch toán:
Nợ TK 2121: 800 tr
Có TK 1011: 800 tr
Và nhập 994: 1.300 tr
Câu 7: Công ty Sunhouse nộp vào ngân hàng:
a. UNT, số tiền 80 tr VND, đòi tiền hàng đã giao cho nhà máy Nhôm có TK tại một ngân hàng khác hệ thống cùng địa bàn
a.
- Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của UNT sau đó hạch toán
Nợ TK 5012: 80 tr
Có 4599: 80 tr
- Sau đó lập LCN gửi tới ngân hàng bên trả tiền
- Khi nào nhận được thông báo chấp nhận LCN từ ngân hàng bên trả tiền thì hạch toán:
Nợ TK 4599: 80 tr
Có 4211: 80 tr
Và báo có cho người thụ hưởng
b. Séc chuyển khoản, số tiền 200 triệu VND, đòi tiền hàng đã giao cho người mua có TK tại ngân hàng khác hệ thống cùng địa bàn.
- Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của séc CK sau đó hạch toán
Nợ TK 5012: 80 tr
Có 4599: 80 tr
- Sau đó lập LCN gửi tới ngân hàng bên trả tiền
- Khi nào nhận được thông báo chấp nhận LCN từ ngân hàng bên trả tiền thì hạch toán:
Nợ TK 4599: 80 tr
Có 4211: 80 tr
Và báo có cho người thụ hưởng
c. UNC trích từ tài khoản tiền gửi, số tiền 60 triệu VND trả nợ gốc và lãi vay đến hạn cho ngân hàng (biết lãi vay 12 tr VND, trong đó ngân hàng dự thu lãi 9 triệu VND).
- Ngân hàng thu gốc:
Nợ TK 4211: 48 tr
Có TK 21X1: 48 tr
Trong đó X là thời hạn nợ, X có giá trị trong khoảng từ 1 đến 3
- Ngân hàng thu lãi:
Nợ TK 4211: 12 tr
Có TK 394: 9 tr
Có TK 702: 3 tr
Và báo nợ cho khách hàng
Câu 8: Ngày 21/1/20X0, ngân hàng kiểm quỹ cuối ngày thiếu 2 triệu VND, chưa xác định nguyên nhân
Kiểm quỹ cuối ngày thiếu 2 tr, suy ra tồn quỹ thực tế < tồn quỹ trên sổ sách:
Ngân hàng hạch toán:
Nợ TK 3614: 2 tr
Có TK 1011: 2 tr
Câu 9: Khách hàng A mang 5.500 USD xin bán lấy tiền mặt VND. Ngân hàng đồng ý mua theo tỷ giá 1USD là 21.000 VND
- Ngân hàng thu ngoại tệ:
Nợ TK 1031: 5.500 USD
Có TK 4711: 5.500 USD
- Ngân hàng chi VND:
Nợ TK 4712: 5.500 * 21.000 = 115.500.000 VND = 115,5 tr VND
Có TK 1011: 115,5 tr VND
Ý kiến bạn đọc