BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN TÀI TRỢ DỰ ÁN K45 TCNH
1. Mục đích:
Giúp sinh viên nắm được những nội dung chính của học phần và những vấn đề sinh viên phải thực hiện để nắm bắt được các nội dung của môn học theo yêu cầu của giảng viên.
2. Yêu cầu:
Sinh viên hiểu được các nội dung cần thực hiện trong quá trình học theo yêu cầu cầu của giảng viên.
3. Nội dung:
Nêu khái quát nội dung của môn học và những vấn đề sinh viên phải thực hiện trong quá trình học tập môn học.
Phân nhóm thảo luận: Lập, phân tích và thẩm định dự án đầu tư
- Yêu cầu các nhóm chọn 1 dự án đầu tư trong các dự án dưới đây hoặc dự án nhóm tự thống nhất. Các dự án bao gồm:
- Sinh viên làm việc theo nhóm (1 nhóm tối đa 5 người)
- Mỗi sinh viên lựa chọn 1 dự án của 1 doanh nghiệp hoặc dự án mà nhóm tự xây dựng. Dự án lựa chọn phải phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực trạng triển vọng của ngành và của nền kinh tế. Các nhóm sẽ thẩm định về dự án mà DN đó đã xây dựng hoặc lập dự án đầu tư của nhóm. Việc thẩm định hoặc xây dựng dự án đảm bảo phù hợp với những yêu cầu đã có trong nội dung của học phần.
Phân bổ thời gian: Nội dung | Tuần 1 | Tuần 2 | Tuần 3 | Tuần 4 | Tuần 5 | Tuần 6 | Tuần 7 | Ghi chú |
1. Hình thành nhóm | x | | | | | | | Tối đa 5 thành viên trong 1 nhóm |
2. Lựa chọn dự án của doanh nghiệp hoặc tự lựa chọn 1 ý tưởng kinh doanh có tính khả thi | x | | | | | | | Dự án của các nhóm sẽ được nhóm cùng thảo luận và thực hành xây dựng trực tiếp trên lớp theo từng nội dung trong các buổi học thực hành của học phần |
3. Phân tích sự cần thiết phải đầu tư dự án | | x | x | | | | |
4. Đánh giá tính khả thi về mặt thị trường, công nghệ kỹ thuật và nhân sự của dự án | | | | x | x | | |
5. Đánh giá tính khả thi về mặt hiệu quả của dự án | | | | | x | x | x |
Các nội dung cần phải thực hiện trong lập dự án đầu tư:
I. TÊN Ý TƯỞNG
Đặt tên ý tưởng dễ hiểu, đi thẳng vào vấn đề
II. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
- Giới thiệu về hoàn cảnh, điều kiện mà trong đó cần phải có giải pháp mới
- Giới thiệu sơ lược về ý tưởng
- Sứ mệnh của dự án là gì?
- Đội nhóm của dự án gồm những ai?
III. MÔ TẢ Ý TƯỞNG
Nhằm bảo mật thông tin, người bán ý tưởng KHÔNG trình bày quá chi tiết ý tưởng (công thức, bí quyết, mô hình, bản vẽ, phần mềm …) vì đây là những thông tin, tài liệu mà người bán ý tưởng sẽ chuyển giao cho người mua sau khi hợp đồng giao dịch được ký kết và được xác nhận của cơ quan công chứng có thẩm quyền. Tuy nhiên, để đảm bảo tính tin cậy, người bán ý tưởng phải đưa ra những mô tả về ý tưởng của mình theo gợi ý dưới đây:
1. Ý tưởng có tính mới, tính sáng tạo như thế nào so với những sản phẩm, dịch vụ cùng thể loại hiện có (so sánh về tính năng, về hiệu quả sử dụng, về giá thành).
2. Ý tưởng có tính khả thi hay không? Có thể trở thành hiện thực ở điều kiện hiện nay hay không?
3. Ý tưởng có bản vẽ, sơ đồ mô tả hoặc công thức hay không? Nếu có bản vẽ, sơ đồ mô tả hoặc công thức thì những tài liệu này gồm bao nhiêu trang, bao nhiêu chi tiết? Xem qua bản vẽ có thể nắm bắt được nguyên lý hoạt động, vận hành hay không?
IV. THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
- Ý tưởng nằm trong lĩnh vực nào?
- Sản phẩm, dịch vụ phát xuất từ ý tưởng sẽ phục vụ cho đối tượng nào? Để làm gì?
- Sản phẩm, dịch vụ từ ý tưởng có khả năng tiêu thụ hay không? Tiêu thụ bao nhiêu một năm (tính theo số lượng hoặc doanh thu).
- Ý tưởng đã được nghiên cứu, thăm dò, kiểm chứng trên thị trường hay chưa? Nếu có do ai thực hiện (tự thực hiện hoặc nhờ đơn vị tư vấn thực hiện)? Việc nghiên cứu thăm dò, kiểm chứng được thực hiện ở đâu? Đối tượng nghiên cứu thị trường? Phạm vi nghiên cứu thị trường? Phương pháp nghiên cứu, kiểm chứng thị trường? Kết quả nghiên cứu, kiểm chứng thị trường?
V. NHỮNG NHU CẦU VỀ NGUỒN LỰC ĐỂ THỰC HIỆN Ý TƯỞNG
1. Tài chính: Cần đầu tư bao nhiêu?
2. Nhân sự: Cần bao nhiêu người, điều kiện như thế nào?
3. Công nghệ: cần có những công nghệ thiết bị, máy móc nào để thực hiện?
VI. CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN
Các sản phẩm, dịch vụ từ ý tưởng sẽ được chuyển giao qua những kênh nào?
VII. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH - Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án: Phân tích các chỉ tiêu PP, NPV, IRR…và phân tích rủi ro của dự án đầu tư. Trong đó, nhóm phải lập những bảng tính sau: (1) Thiết lập bảng tính Excel 1. Tổng vốn đầu tư – nguồn vốn 2. Doanh thu 3. Chi phí 4. Thời gian hoàn vốn 5. Cân đối trả nợ 6. Lịch trả nợ gốc và lãi vay 7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 8. Dòng tiền 9. Phân tích độ nhạy (2) Thiết lập ngân lưu tài chính dự án trên excel 1. Ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư 2. Ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư (3) Phân tích tính khả thi tài chính dự án Tính toán các tiêu chí đánh giá tính toán tính khả thi của dự án theo các quan điểm khác nhau: NPV, IRR và PP. Đưa ra kết luận về tính khả thi tài chính của dự án dựa trên các tiêu chí đã tính toán.
Nhóm phải ứng dụng excel để lập các bảng tính, thông số và đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án. VIII. PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN
- Ý tưởng sẽ gặp những rủi ro nào trong quá trình được hiện thực hóa (rủi ro tài chính, rủi ro công nghệ, rủi ro môi trường, các rủi ro khác…).
- Cần phải làm gì để ngăn chặn, xử lý và hạn chế những rủi ro đó?
Dự án của nhóm sẽ được nhóm khác đóng vai trò là ngân hàng thẩm định lại và đưa ra đánh giá, kết luận về tính khả thi của dự án và kết luận là có nên tài trợ cho dự án hay không?
Các nhóm sẽ có 1-2 buổi thuyết trình, mỗi nhóm trình bày trong 15 phút. Ý tưởng kinh doanh khả thi phải xác định rõ mục tiêu, có chuẩn bị kế hoạch, nhân lực, vật ực, tài lực… nhắm đến phục vụ khách hàng là ai: Buổi 1: trình bày ý tưởng kinh doanh và phân tích thị trường, buổi 2 thẩm định tài chính dự án.
- Sinh viên phải tham gia các buổi thảo luận và sinh hoạt theo nhóm quy định.
- Sinh viên phải đọc bài giảng và trả lời các câu hỏi tình huống mà giảng viên đưa ra, nghiên cứu các tài liệu trên internet theo yêu cầu của giảng viên... Trước mỗi buổi giảng 02 ngày phải vào website của giảng viên để cập nhật tài liệu và các yêu cầu học tập liên quan.
Ý kiến bạn đọc