I. Lý thuyết
Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất và giải thích:
1 - Tài khoản tài sản của ngân hàng là:
A. TK Dự phòng rủi ro tín dụng
B. TK tiền gửi tại NHNN
C. TK lãi phải trả
D. TK chi phí trả lãi
2 – Ngày 31/5, NHTM A hạch toán lãi phải trả dồn tích cho tiền gửi kỳ hạn 3 tháng của công ty N, số tiền 100 tr, gửi ngày 15/4, lãi suất kỳ hạn 3 tháng là 3,6%/năm. Ngân hàng hạch toán dự trả lãi định kỳ vào ngày cuối tháng, lãi tính theo ngày thực tế. Bút toán hạch toán là:
A. Nợ lãi phải trả đối với tiền gửi/Có chi phí trả lãi tiền gửi: 0,3 tr
B. Nợ chi phí trả lãi tiền gửi/Có lãi phải trả đối với tiền gửi: 0,31 tr
C. Nợ chi phí trả lãi tiền gửi/Có lãi phải trả đối với tiền gửi: 0,45 tr
D. Nợ lãi phải trả đối với tiền gửi/Có chi phí trả lãi tiền gửi: 0,45 tr
E. Không có đáp án đúng
Câu 2. Hãy trả lời đúng/sai và giải thích ngắn gọn:
1 - Đối với tiền gửi tiết kiệm thì lãi sẽ nhập gốc tại ngày đáo hạn?
2 - Séc vừa là chứng từ gốc vừa là chứng từ ghi sổ?
3 - Đối với GTCG phát hành theo hình thức trả lãi trước, toàn bộ tiền lãi trả trước được ghi nhận là chi phí trong tháng?
4 - Ngân hàng vẫn tiến hành dự thu với khoản nợ đã quá hạn 5 ngày?
5 - Các NHTM Việt Nam phải phân loại nợ vay và trích lập dự phòng ít nhất một tháng một lần?
6 - UNC và UNT đều do người trả tiền lập và nộp vào ngân hàng?
7 - Kỳ phiếu 1 năm đến hạn thanh toán nhưng khách hàng không đến nhận, ngân hàng thực hiện nhập lãi vào TK mệnh giá kỳ phiếu cho khách hàng?
8 - Hàng tháng, ngân hàng tính và hạch toán lãi dự thu cho tất cả các khoản vay của khách hàng?
Câu 3.
3.1. Khi một khoản cho vay thông thường của NHTM (loại trả lãi sau) khách hàng không trả được đúng hạn một phần nợ gốc thì kế toán ngân hàng đó phải làm gì? Nêu các bút toán cần hạch toán có liên quan?
3.2. Ngân hàng tự động ghi nợ tài khoản thanh toán của khách hàng khi nào?
II. Bài tập
Câu 4. Các nghiệp vụ kế toán sau đây đã được xử lý đúng chưa? Nếu có sai sót, hãy trình bày cách xử lý đúng.
4.1. Ngân hàng phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 năm, trả lãi sau, lãi suất 12%/năm, số lượng 100 trái phiếu, mệnh giá 5 triệu. Số tiền huy động bằng tiền mặt. Kế toán đã hạch toán:
Nợ TK mệnh giá GTCG: 500 tr
Có TK tiền mặt: 500 tr
4.2. NHTM A – chi nhánh Hà Nội giải quyết cho công ty cổ phần H vay 100 triệu, thời hạn 12 tháng, lãi suất 12%/năm, để thanh toán bằng UNC cho doanh nghiệp D có tài khoản tại NHTM D – chi nhánh Đà Nẵng. Kế toán đã lập chứng từ và hạch toán:
Nợ TK cho vay (Cty CP H) (nợ đủ tiêu chuẩn): 100 tr
Có TK tiền mặt: 100 tr
và
Nợ TK tiền mặt: 100 tr
Có TK thu hộ, chi hộ: 100 tr
4.3. Ngân hàng nhận được bộ UNT của công ty G, 20 tr đòi tiền điện của công ty K có TK tại Vietinbank chi nhánh Hải Phòng. Ngân hàng hạch toán:
Nợ TK điều chuyển vốn: 20 tr
Có TK tiền gửi thanh toán (cty G): 20 tr
4.4. Ngân hàng trích lập dự phòng quý 2 đối với nợ cho vay khách hàng. Tổng dự phòng đã trích tính đến cuối quý 1 là 13 tỷ, trong đó 8 tỷ dự phòng cụ thể. Trong tháng, ngân hàng đã xử lý 12 hợp đồng tín dụng với số dự phòng sử dụng là 4 tỷ, trong đó số dự phòng cụ thể là 2,5 tỷ. Số dự phòng cụ thể đã hoàn nhập là 100 triệu đồng. Tổng dự phòng cần được trích theo trạng thái nợ vào cuối quý 2 là 14 tỷ, trong đó có 11 tỷ dự phòng cụ thể. Ngân hàng hạch toán:
Nợ TK chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi: 7,9 tỷ
Có TK dự phòng cụ thể: 5,4 tỷ
Có TK dự phòng chung: 2,5 tỷ
4.5. NHTM A – chi nhánh Hà Nội giải quyết cho công ty cổ phần H vay 50 triệu đồng, thời hạn 12 tháng, lãi suất 12%/năm để thanh toán bằng UNC cho xí nghiệp D có TK tại NHTM E – chi nhánh Cần Thơ. Biết 2 hệ thống ngân hàng này tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng. NHTM A hạch toán:
Nợ cho vay trong hạn. Cty H: 50 tr
Có TKTG thanh toán. Cty H: 50 tr
Câu 5. Ngày 30/11/N tại Vietinbank – chi nhánh Hai Bà Trưng HN có các nghiệp vụ sau đây phát sinh:
5.1. Khách hàng D nộp tiền mặt để thanh toán nợ vay và lãi vay của một hợp đồng tín dụng đến hạn thanh toán. Số tiền vay là 180 triệu, lãi suất cho vay là 12%/năm, ngày vay là 30/6/N.
5.2. Ông H mang đến ngân hàng 120 triệu, đề nghị chuyển số tiền này cùng với toàn bộ gốc của sổ tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, số tiền 100 triệu đồng (ngày 10/2/N, lãi suất 7%/năm sang tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 6%/năm. Số lãi sổ tiết kiệm 6 tháng ông H nhận bằng tiền mặt.
5.3. Ngân hàng giải ngân cho khách hàng khoản vay 300 triệu đồng. Trong đó, 1 người bán số tiền 200 triệu có TK tiền gửi tại chi nhánh và 1 người bán với số tiền 100 triệu có TK tiền gửi tại ngân hàng khác hệ thống cùng tham gia thanh toán bù trừ.
Yêu cầu:
Hãy xử lý và hạch toán các nghiệp vụ nêu trên vào các TK thích hợp.
Cho biết:
- Các chứng từ mà ngân hàng nhận được đều đúng địa chỉ, hợp lệ, hợp pháp. Các TK liên quan đều đủ tiền thanh toán.
- Ngân hàng hạch toán dự trả, dự thu theo thời gian thực tế vào cuối ngày mỗi tháng.
- Ngân hàng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN
- Lãi suất TGTK không kỳ hạn áp dụng trong ngày là 0,3%/năm.
Ý kiến bạn đọc