Bài 1. Trong tháng 1/2021, doanh nghiệp sản xuất và thương mại TA gửi đến ngân hàng X hồ sơ vay vốn để thực hiện dự án mua sắm thiết bị nhằm mở rộng sản xuất. Sau khi thẩm định, ngân hàng X đã thống nhất với doanh nghiệp về các số liệu như sau:
- Chi phí xây dựng cơ bản: 10,4 tỷ đồng
- Chi phí mua TSCĐ: 4,3 tỷ đồng
- Chi phí lắp đặt TSCĐ: 0,2 tỷ đồng
- Chi phí khác: 0,1 tỷ đồng
- Vốn tự có thực hiện dự án và các nguồn vốn khác tham gia chiếm 20% tổng chi phí dự toán của dự án
- Giá trị TSĐB là 20 tỷ đồng. Ngân hàng cho vay tối đa bằng 65% giá trị TSĐB
- Nguồn vốn của ngân hàng đủ để đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp.
- Tổng lợi nhuận thu được hàng năm của doanh nghiệp sau khi thực hiện dự án là 3,85 tỷ đồng, tăng 40% so với trước khi thực hiện dự án. Doanh nghiệp cam kết sử dụng toàn bộ lợi nhuận này để trả nợ ngân hàng. Ngoài ra doanh nghiệp có nguồn khác đem trả nợ hàng năm là 400 triệu đồng.
- Tài sản khấu hao hết trong 8 năm theo phương pháp khấu trừ
- Thời gian thi công của dự án trong 6 tháng
Yêu cầu:
1 – Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay hợp lý đối với dự án trên?
2 – Nếu ngân hàng muốn khách hàng trả nợ trong 42 tháng thì số tiền trả nợ hàng năm cần thay đổi bao nhiêu?
Đáp án:
1 – xác định mức cho vay và thời hạn cho vay
- Tổng chi phí thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh:
= 10,4 + 4,3 + 0,2 + 0,1 = 15 tỷ
- Vốn tự có chiếm 20% tổng chi phí = 20%*15 = 3 tỷ
- Nhu cầu vốn = 15 – 3 = 12 tỷ
- Dự án triển khai nâng cao hiệu quả kinh doanh nên ngân hàng quyết định cho vay
- Ngân hàng cho vay tối đa bằng 65% TSĐB = 20*65% = 13 tỷ
- Nhu cầu vốn = 12 tỷ < 13 tỷ nên ngân hàng có thể cho vay với mức là 12 tỷ
- Tổng lợi nhuận sau khi thực hiện dự án là 3,85 tỷ nên số lợi nhuận tăng thêm = 3,85 - 3,85/(1+40%) = 1,1 tỷ
Giá trị khấu hao hàng năm = 15/8 = 1,875
- Tổng nguồn trả nợ hàng năm gồm lợi nhuận tăng thêm, nguồn vốn trả nợ khác và giá trị khấu hao hàng năm
- Tổng nguồn trả nợ hàng năm = 1,1 + 0,4 + 1,875 = 3,375 tỷ
- Thời hạn trả nợ gốc vay = 12/3,375 = 3,56 năm
- Thời gian cho vay = thời hạn trả nợ gốc + thời gian thi công = 3,56 năm + 0,5 năm = 4,06 năm
2 – Muốn khách hàng trả nợ trong 42 tháng = 3,5 năm
Số tiền trả nợ hàng năm = 12/3,5 = 3,42 tỷ
Như vậy, số tiền trả nợ hàng năm tăng thêm = 3,42 – 3,375 = 0,045 tỷ = 45 triệu
Bài 2. Trong tháng 1/2021, doanh nghiệp HA gửi đến ngân hàng X hồ sơ vay vốn để thực hiện dự án mua sắm thiết bị nhằm mở rộng sản xuất, công trình tự làm. Sau khi thẩm định, ngân hàng X đã thống nhất với doanh nghiệp về các số liệu như sau:
- Chi phí xây dựng cơ bản: 17 tỷ đồng
- Chi phí mua TSCĐ: 7 tỷ đồng
- Chi phí lắp đặt TSCĐ: 0,5 tỷ đồng
- Chi phí khác: 0,3 tỷ đồng
- Vốn tự có và các nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án là 7 tỷ đồng.
- Giá trị TSĐB là 25 tỷ đồng. Ngân hàng cho vay tối đa bằng 70% giá trị TSĐB
- Nguồn vốn của ngân hàng đủ để đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp.
- Tổng lợi nhuận thu được hàng năm của doanh nghiệp sau khi thực hiện dự án là 6 tỷ đồng, tăng 30% so với trước khi thực hiện dự án. Doanh nghiệp cam kết sử dụng toàn bộ lợi nhuận này để trả nợ ngân hàng. Ngoài ra doanh nghiệp có nguồn khác đem trả nợ hàng năm là 65 triệu đồng.
- Tài sản khấu hao hết trong 8 năm theo phương pháp khấu trừ
- Thời gian thi công của dự án trong 3 tháng
Yêu cầu:
1 – Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay hợp lý đối với dự án trên?
2 – Nếu ngân hàng muốn khách hàng trả nợ trong 48 tháng thì số tiền trả nợ hàng năm cần thay đổi bao nhiêu?
Đáp án:
1 – xác định mức cho vay và thời hạn cho vay
- Tổng chi phí thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh:
= 17 + 7 + 0,5 + 0,3 = 24,8 tỷ
- Vốn tự có và các nguồn khác tham gia dự án là 7 tỷ
- Nhu cầu vốn = 24,8 – 7 = 17,8 tỷ
- Dự án triển khai nâng cao hiệu quả kinh doanh nên ngân hàng quyết định cho vay
- Ngân hàng cho vay tối đa bằng 70% TSĐB = 25*70% = 17,5 tỷ
- Nhu cầu vốn = 17,8 tỷ > giới hạn cho vay bằng TSĐB là 17,5 tỷ
Để cho vay đúng theo nhu cầu vốn của khách hàng là 17,8 tỷ. Ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện 1 trong các phương án sau:
+ Bổ sung thêm giá trị TSĐB cho dự án với giá trị TSĐB ≥ (17,8-17,5)/70% = 0,42857 tỷ đồng.
+ Cắt giảm bớt chi phí không cần thiết của dự án với giá trị cắt giảm ≥ 0,3 tỷ để đảm bảo số tiền giải ngân trong phạm vi giới hạn của TSĐB
+ Bổ sung vốn tự có hoặc các nguồn khác tham gia dự án với giá trị ≥ 0,3 tỷ
+ Xem xét lại quan hệ tín dụng trong quá khứ với DN và tính khả thi, khả năng sinh lời của phương án vay vốn để cho vay tín chấp với giá trị món vay 0,3 tỷ đồng. Nếu được, ngân hàng giải ngân cho vay 17,8 tỷ đồng
- Tổng lợi nhuận sau khi thực hiện dự án là 6 tỷ nên số lợi nhuận tăng thêm = 6 - 6/(1+30%) = 1,385 tỷ
Giá trị khấu hao hàng năm = 24,8/8 = 3,1
- Tổng nguồn trả nợ hàng năm gồm lợi nhuận tăng thêm, nguồn vốn trả nợ khác và giá trị khấu hao hàng năm
- Tổng nguồn trả nợ hàng năm = 1,385 + 0,065 + 3 = 4,45 tỷ
- Thời hạn trả nợ gốc vay = 17,8/4,45 = 4 năm
- Thời gian cho vay = thời hạn trả nợ gốc + thời gian thi công = 4 năm + 3 tháng = 4 năm, 3 tháng
2 – Muốn khách hàng trả nợ trong 48 tháng = 4 năm
Số tiền trả nợ hàng năm = 17,8/4 = 4,45 tỷ
Như vậy, số tiền trả nợ hàng năm giữ nguyên
Bài 3. Doanh nghiệp MX có tình hình hoạt động kinh doanh được thể hiện trên bảng CĐKT tóm tắt vào 31/12/2020 như sau:
Tài sản | Số tiền | Nguồn vốn | Số tiền |
Ngân quỹ | 200 | Vay ngân hàng | 225 |
Khoản phải thu | 420 | Nợ phải trả người bán | 275 |
Hàng tồn kho | 620 | Nợ ngắn hạn khác | 80 |
Tài sản ngắn hạn khác | 0 | Nợ dài hạn | 730 |
Tài sản cố định | 750 | Vôn chủ sở hữu | 680 |
Tổng tài sản | 1.990 | Tổng nguồn vốn | 1.990 |
Năm 2020, doanh nghiệp MX có doanh thu thuần là 4.200 tỷ đồng. Giả định số liệu kinh doanh đầu kỳ và cuối kỳ 2020 của doanh nghiệp là tương đương.
Doanh nghiệp dự báo nhu cầu sản phẩm trên thị trường tăng lên, nên doanh thu thuần từ bán hàng sẽ tăng thêm 15% vào năm tới. Doanh nghiệp cần thêm nguồn vốn tài trợ bổ sung là bao nhiêu trong năm tiếp theo? Lập bảng CĐKT dự tính năm 2021 của doanh nghiệp.
Biết rằng: Trong năm 2021 VCSH, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp không thay đổi nhưng tận dụng nguồn tín dụng thương mại tốt nên tỷ lệ nợ phải trả từ tín dụng thương mại tăng lên 1,25 lần.
Đáp án:
Doanh thu thuần năm 2021 = 4.200 * (1+15%) = 4.830
Hiệu quả sử dụng tổng TS 2020 = 4.200/1.900 = 2.21 = Hiệu quả sử dụng tổng TS năm 2021
- Tổng TS 2021 = 4.830/2.21 = 2.185
Nợ phải trả 2020 = 225 + 275 + 80 + 730 = 1.310
Tỷ lệ nợ từ tín dụng thương mại năm 2020 = 275/1.310 = 21,15%
Năm 2021, tỷ lệ nợ từ tín dụng thương mại tăng 1,25 lần = 21,15%*1,25 = 26,44%
Tổng tài sản = tổng nguồn vốn nên tổng nguồn vốn năm 2021 = 2.185
- Tín dụng thương mại năm 2021 = 26,44%*(2.185 – 680) = 398
Do tổng nguồn vốn năm 2021 lớn hơn tổng nợ và vốn chủ sở và nợ tín dụng thương mại tăng thêm nên số nợ vay phải tăng thêm trong năm 2021 là:
= 2.185 – 225 – 398 – 80 – 730 – 680 = 72
Vậy, doanh nghiệp cần thêm vốn tài trợ bổ sung là 72
Tổng nợ vay ngân hàng trong năm 2021 là 72 + 225 = 297
- TSLĐ năm 2020 = Tổng TS năm 2020 – TSCĐ năm 2020 = 1.990 – 750 = 1.240
- TSCĐ giả định không tăng do chưa sử dụng hết công suất nên TSLĐ năm 2021 = 2.185 – 750 = 1.435
Ngân quỹ năm 2021 = (200/1240)*1.435 = 231,5
Khoản phải thu năm 2021 = (420/1.240)*1.435 = 486
Hàng tồn kho năm 2021 = (620/1.240)*1.435 = 717,5
Bảng CĐKT năm 2021 là:
Tài sản | Số tiền | Nguồn vốn | Số tiền |
Ngân quỹ | 231,5 | Vay ngân hàng | 297 |
Khoản phải thu | 486 | Nợ phải trả người bán | 398 |
Hàng tồn kho | 717,5 | Nợ ngắn hạn khác | 80 |
Tài sản ngắn hạn khác | 0 | Nợ dài hạn | 730 |
Tài sản cố định | 750 | Vôn chủ sở hữu | 680 |
Tổng tài sản | 2.185 | Tổng nguồn vốn | 2.185 |
Ý kiến bạn đọc