BÀI TẬP LỚN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CTCP DƯỢC PHẨM OPC (OPC)

Đăng lúc: Thứ tư - 03/11/2021 08:29
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CTCP DƯỢC PHẨM OPC (OPC)

Dựa vào BCTC năm 2020 của công ty cổ phần OPC hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. (1,5 điểm)

Vận dụng lý thuyết “Quy trình phân tích TCDN”, đứng dưới góc độ là nhà đầu tư và đang muốn tìm hiểu về cổ phiếu của OPC, hãy xây dựng “quy trình phân tích tài chính để phân tích tình hình tài chính của OPC”  

Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích
Mục tiêu phân tích về công ty cổ phần OPC là phân tích tài chính để phân tích tình hình tài chính của OPC
Bước 2: Xác định nội dung phân tích
Về cơ bản, khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, các nhà phân tích thường chú trọng đến các nội dung chủ yếu sau:
+ Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp;
phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản, nguồn vốn (Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp).
+ Phân tích tình hình tài trợ và mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
+ Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và phân tích Dupont
+ Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ;
+ Phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn;
+ Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán;
Bước 3. Thu thập và kiểm tra thông tin phân tích
¨ Thông tin tài chính về công ty
- Hệ thống báo cáo tài chính của công ty cổ phần Dược phẩm OPC,
- Các báo cáo, bài viết liên quan đến ngành dược
- Báo cáo và phân tích của hiệp doanh nghiệp dược Việt Nam
¨ Thông tin phi tài chính
- Thông tin về công ty:
+ Lịch sử hình thành và phát triển của công ty, Quy mô của công ty, Năng lực điều hành, Cơ cấu cổ đông, Thị trường dược ở Việt Nam, Chính sách phát triển của công ty?
+ Báo cáo sơ kết, tổng kết, tình hình hoạt động trong kỳ, năm báo cáo
+ Chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh từng thời kỳ (nếu có); chiến lược phát triển trong 5 năm, 10 năm,…
+ Các thông tin liên quan khác
- Môi trường vĩ mô
+ Môi trường chính trị, pháp luật: tác động như thế nào tới ngành dược phẩm và công ty cổ phần dược phẩm OPC
+ Môi trường văn hóa xã hội: quy mô dân số, kết cấu dân số, tốc độ tăng dân số, trình độ dân trí tác động như thế nào tới ngành dược phẩm và công ty cổ phần dược phẩm OPC
+ Môi trường kinh tế: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cơ hội, thách thức gì cho ngành dược phẩm và công ty cổ phần dược phẩm OPC
+ Môi trường công nghệ: Tác động như thế nào đến nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm trong ngành dược?
+ Môi trường tự nhiên: Tác động như thế nào đến việc trồng các dược liệu, khai thác các dược liệu từ thiên nhiên?
- Môi trường vi mô
+ Thông tin về ngành: Triển vọng tăng trưởng của dược, các nguồn cung ứng trong ngành dược, Áp lực cạnh tranh trong ngành dược như thế nào?
Trong quá trình thu thập thông tin, người phân tích cần chú ý đến tính tin cậy, trung thực, hợp lý của các nguồn thông tin, đặc biệt là từ báo cáo tài chính của công ty.
Bước 4. Thực hiện phân tích tình hình tài chính của OPC
- Trong bước này, người phân tích cần dựa vào các nội dung đã liệt kê ở bước 2 từ đó tiến hành phân tích, trong đó đánh giá được mức độ biến động theo tương đối, tuyệt đối, đưa ra được nguyên nhân biến động của các khoản mục, chỉ tiêu, hệ số tài chính của công ty OPC qua các năm, so sánh kết quả đạt được với kế hoạch, với trung bình ngành hoặc một vài doanh nghiệp điển hình trong ngành dược từ đó nêu bật được thực trạng tình hình tài chính của công ty OPC.
Trong bước này, người phân tích cần sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp phân tổ, phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, phương pháp chỉ số, phương pháp số tỷ lệ,…để phân tích, đánh giá.
Bước 5: Tổng hợp và viết báo cáo phân tích
Trên cơ sở kết quả tính toán, đánh giá đã phân tích trong bước 4, người phân tích tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét và kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong phần này, người phân tích cần đưa ra những dự báo về tình hình tài chính trong tương lai và khuyến nghị để cải thiện tình hình tài chính của OPC và cuối cùng là hoàn thiện báo cáo phân tích.

Câu 2. (2.5 điểm)

Có ý kiến cho rằng sự thay đổi của doanh thu thuần của OPC đã góp phần gia tăng thêm thị phần của OPC trong ngành và đã góp phần gia tăng thêm lợi nhuận cho OPC. Bạn có đồng ý với ý kiến này không, vì sao? 

 
Bảng doanh thu, lợi nhuận của OPC trong 2 năm 2019 và 2020

                                                                                                Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2019 2020 Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối
Doanh thu 989,390 965,591 -23,799 -2.41%
Lợi nhuận sau thuế 101,248 102,907 1,658 1.64%
 
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của OPC ổn định, doanh thu giai đoạn 2017 – 2020 duy trì quanh ngưỡng 1.000 tỷ đồng. So sánh riêng năm 2019 và 2020, chúng ta thấy doanh thu của OPC năm 2020 có sự giảm xuống so với năm 2019 với giá trị là 23.799 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 2.41%.
Trong khi đó, thị phần của thị trường Dược phẩm trong năm 2020 theo thống kê có sự tăng lên, với mức tăng là 2% so với năm 2019. Như vậy, thị phần của OPC trong ngành năm 2020 có sự giảm nhẹ so với năm 2019 ở mức 2,41%. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của OPC trong năm 2020 có sự tăng nhẹ so với năm 2019 ở mức 1,64%. Sự ra tăng lợi nhuận này không bởi sự gia tăng doanh thu và tăng trưởng thị phần. Vì vậy, nhận định trên là chưa có sự sát thực.

Câu 3. (2.5 điểm)

Có ý kiến cho rằng VLĐR của OPC không tài trợ được cho NCVLĐ phát sinh trong kỳ và sự thay đổi của VLĐR thể hiện một dấu hiệu không tốt về tình hình tài chính của OPC. Ý kiến của bạn thế nào về nhận định này?
Từ số liệu trên bảng CĐKT của công ty cổ phần Dược phẩm OPC, ta có bảng số liệu sau:

 
Bảng tính vốn lưu động ròng công ty OPC năm 2019 và 2020

                                                                        Đvt: triệu đồng
Stt Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020
1 Tài sản ngắn hạn 824,478 790,207
2 Nợ ngắn hạn 486,695 437,156
3 Nợ dài hạn 5,672 4,953
4 Vốn chủ sở hữu 687,663 710,514
5 Tài sản dài hạn 355,552 362,417
6 Vốn lưu động ròng 337,783 353,051
7 Nguồn vốn dài hạn 693,335 715,467
8 Tài sản kinh doanh 727,291 700,366
9 Nợ kinh doanh 362,077 360,568
10 Nhu cầu vốn lưu động 365,214 339,798
11 Ngân quỹ ròng (NQR) -27,431 13,253
 
 
Năm 2019, NQR < 0: (VLĐR < NCVLĐR) điều này có nghĩa VLĐR không đủ để tài trợ NCVLĐR. Tuy nhiên, mức chênh lệch khá bé vì vậy cân bằng tài chính được xem là cũng khá an toàn và không có bất lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là khi VLĐR rất lớn.
Năm 2020, NQR > 0: (VLĐR > NCVLĐR) thể hiện một cân bằng tài chính rất an toàn vì doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng. Như vậy, tình hình tài chính của doanh nghiệp rất tốt, doanh nghiệp không gặp khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn và số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao để sinh lời. Vì vậy, nhận định trên là không có tính sát thực.

Câu 4 (2 điểm)

Có ý kiến cho rằng ROE của OPC năm 2020 thay đổi so với năm 2019 là do OPC đã gia tăng đòn bẩy tài chính, hiệu suất sử dụng tài sản tăng nhưng lại quản lý chi phí kém nhất so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Ý kiến của bạn về nhận định này?

 
Bảng dữ liệu một số chỉ tiêu chính của công ty OPC
và các công ty trong ngành trong năm 2019 và 2020
 
                                                                                                Đơn vị tính: triệu đồng
Stt Chỉ tiêu OPC Hậu Giang Traphaco
2019 2020 2019 2020 2019 2020
1 Tổng tài sản 1,180,031 1,152,624 4,146,819 4,447,503 1,571,512 1,650,826
2 VCSH 687,663 710,514 3,377,551 3,568,039 1,118,030 1,172,449
3 LNST 101,248 102,907 631,263 738,534 170,592 216,748
4 Doanh thu 994,132 966,483 4,413,959 4,206,732 1,716,062 1,914,336
5 LNST/Doanh thu 0.10 0.11 0.14 0.18 0.10 0.11
6 Doanh thu/Tổng tài sản 0.842 0.839 1.06 0.95 1.09 1.16
7 Tổng tài sản/VCSH 1.72 1.62 1.23 1.25 1.41 1.41
8 ROE 14.72% 14.48% 18.69% 20.70% 15.26% 18.49%

Từ công thức:

ROE = {LNST/Doanh thu} * {Doanh thu/Tổng Tài sản} * {Tổng Tài sản/Vốn chủ sở hữu}

Ta thấy, năm 2020, OPC đã giảm sử dụng đòn bẩy tài chính vì hệ số tổng tài sản/VCSH của OPC năm 2020 là 1.62 giảm so với năm 2019 là 1.72. Hiệu suất sử dụng tài sản của OPC cũng giảm nhẹ từ 0.842 xuống còn 0.839. Tuy nhiên, chỉ tiêu LNST/Doanh thu của OPC lại tăng từ 0.1 lên 0.11, cho thấy khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp trong năm 2020 là tốt hơn năm 2019. Tuy nhiên so sánh với 2 công ty điển hình trong ngành về các hệ số trên thì OPC tuy giảm sử dụng về đòn bẩy nhưng vẫn cao hơn so với 2 công ty điển hình trong ngành. Khả năng quản lý chi phí của OPC năm 2020 có tăng lên do tỷ suất LNST/Doanh thu tăng nhưng so với các công ty cùng ngành, tỷ lệ này vẫn ở mức thấp, bằng với Traphaco nhưng còn kém xa so với Hậu Giang. Vì vậy, nhận định như đề bài đưa ra là có một phần có cơ sở.

Câu 5. (1,5 điểm)

Dựa vào những nội dung phân tích ở trên hãy cho biết OPC có hạn chế gì về tình hình tài chính không, nếu có theo bạn giải pháp cải thiện là gì?

- Qua những phân tích ở trên cho thấy, tình hình tài chính của OPC có những hạn chế sau:

+ Quy mô tổng tài sản, tổng nguồn vốn của OPC còn rất nhỏ so với các công ty trong ngành
+ Thị phần của OPC trong ngành Dược phẩm còn khá nhỏ, chiếm chưa đến 1% tổng doanh số trong ngành dược (tổng doanh số ngành dược phẩm năm 2020 là 6.4 tỷ USD). Điều này dẫn tới lợi nhuận sau thuế của OPC cũng còn rất bé
+ Tỷ suất ROE, ROA của OPC còn rất thấp khi so sánh với các công ty trong ngành

- Giải pháp:

+ Liên kết với một vài đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngoài để có thể nâng nhanh quy mô tổng vốn, tài sản và tận dụng năng lực công nghệ sản xuất, kinh nghiệm của họ để phát triển OPC.
+ Phát triển sản phẩm và mở rộng vùng trông nguyên liệu sạch, chuẩn hóa để mang những sản phẩm thực sự an toàn, hiệu quả tới tay người tiêu dùng
+ Nghiên cứu thâu tóm một số doanh nghiệp liên quan đến chuỗi trồng trọt, sản xuất và cung ứng sản phẩm dược liệu để nhanh chóng gia tăng quy mô, tận dụng công nghệ, dự án và mạng lưới để phát triển
+ Tăng cường các thông tin, quảng bá và hoạt động marketing để lan tỏa hình ảnh, thương hiệu và các sản phẩm về dược của OPC.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao công tác quản trị và nghiên cứu đưa sản phẩm dược của OPC sang các quốc gia khác trên thế giới.
 
 
Tham khảo:
Báo cáo tài chính Dược phẩm OPC
https://finance.vietstock.vn/OPC/tai-tai-lieu.htm
Báo cáo tài chính Dược Hậu Giang
https://finance.vietstock.vn/DHG/tai-chinh.htm?tab=CDKT
Báo cáo tài chính Traphaco
https://finance.vietstock.vn/TRA/tai-tai-lieu.htm
Toàn cảnh thị trường phẩm Dược Việt Nam
https://px.pharmacist.vn/toan-canh-thi-truong-duoc-pham-viet-nam-nam-2020-va-du-doan-cho-nam-2021/
Vốn ngoại tăng liều vào dược phẩm
https://baodautu.vn/von-ngoai-tang-lieu-vao-duoc-pham-d128248.html
Chiến lược dược phẩm Hà Nam
https://baodautu.vn/ctcp-duoc-pham-nam-ha-vung-buoc-hoi-nhap-quoc-te-d4660.html
 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
© Copyright 2015 Ma Ha Nguyen All right reserved.
Website dành cho người mưu cầu và mong muốn chia sẻ tri thức 
Nếu các bạn muốn trao đổi và chia sẻ các giá trị tốt đẹp, hãy truy cập vào:
Facebook: https://www.facebook.com/groups/htnc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/htnc.vn/
Hotline: 0386.196.888


Giới thiệu về Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung

Trường Đại học công nghiệp Việt - Hung (tên tiếng Anh: Viet - Hung Industrial University, viết tắt VIU) là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công thương, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo. Trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả nhà nước Việt Nam và Chính phủ Hungary....

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì đến website HTNC.VN?

Tìm hiểu về các tài liệu học tập

Tham gia bàn luận sách và mượn sách miễn phí

Đọc và gửi bài viết lên website

Xin các tư vấn, hỗ trợ và hợp tác với website

Tất cả các ý kiến trên

Liên kết