Bài tập kế toán nhận tiền gửi, phát hành GTCG và kế toán cho vay

Đăng lúc: Thứ tư - 01/05/2019 06:20
Bài 1:
1. Bảng cân đối kế toán ngân hàng thể hiện rõ sự phân chia tài sản thành tài sản lưu động và tài sản cố định?
2. Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền lãi chắc chắn được hạch toán nhập vốn gốc nếu khách hàng chưa đến lĩnh tiền lãi và gốc vào cuối kỳ?
3. Khi ngân hàng hạch toán trả lãi tiền gửi cho khách hàng thì nguồn vốn luôn luôn tăng?
4. Ngân hàng không bị rủi ro khi cho khách hàng vay vốn có tài sản đảm bảo? 
5. Ngân hàng sẽ hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng nếu trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ?
6. Ngân hàng luôn thực hiện dự thu lãi đối với mọi khoản cho vay mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng?
7. Mọi trường hợp khi huy động tiền gửi, tiết kiệm có kỳ hạn, ngân hàng đều phải tính và hạch toán lãi phải trả?
8. Ngân hàng lúc nào cũng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với mọi khoản cho vay khách hàng?
9. Định kỳ, ngân hàng luôn phải thực hiện dự chi lãi đối với các khoản huy động từ tiền gửi tiết kiệm/phát hành giấy tờ có giá?
10. Phương pháp phân bổ áp dụng cho hạch toán chi trả lãi khi ngân hàng trả lãi tiền gửi có kỳ hạn vào ngày đáo hạn?
11. Khi một khoản cho vay thông thường của NHTM (loại trả lãi sau) khách hàng không trả được đúng hạn một phần nợ gốc thì kế toán ngân hàng đó phải làm gì? Nêu các bút toán cần hạch toán có liên quan?
12. Ngân hàng giải ngân cho khách hàng bằng chuyển khoản vào tài khoản của người bán có tài khoản tại cùng chi nhánh sẽ ảnh hưởng như thế nào tới bảng cân đối kế toán?
13. Ngân hàng giải ngân cho khách hàng bằng chuyển khoản sang ngân hàng khác hệ thống sẽ ảnh hưởng như thế nào tới bảng cân đối kế toán?
14. Theo bạn, những nghiệp vụ dự thu, dự chi; phân bổ số tiền CK, số tiền phụ trội, phân bổ lãi trả trước và trích lập dự phòng của ngân hàng được thực hiện dựa theo những nguyên tắc kế toán cơ bản nào?
□ Giá gốc
□ Cơ sở dồn tích
□ Hoạt động liên tục
□ Nhất quán
□ Thận trọng
□ Trọng yếu
□ Phù hợp
15. Việc hạch toán chuyển nhóm nợ qua lại giữa các nhóm của ngân hàng luôn được thực hiện tuần tự theo từng cấp độ từ loại 1 đến 5 và ngược lại?
16. Đối với khoản lãi dự thu, khi ngân hàng xác định không thu hồi được khoản lãi dự thu này thì ngân hàng sẽ hạch toán giảm lãi dự thu?
17. Ngân hàng luôn thực hiện trích lập dự phòng đối với cả nợ gốc và nợ lãi của các khoản cho vay khách hàng?
18. Khi khách hàng thụ hưởng nộp SEC kèm bảng kê nộp SEC vào ngân hàng, ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán ngay giá trị trên tờ SEC cho khách hàng?
19. Khi ngân hàng trả tiền nhận được UNT của ngân hàng thụ hưởng đòi tiền từ người trả tiền, ngân hàng trả tiền sẽ thực hiện thanh toán ngay cho người thụ hưởng theo giá trị số tiền có trên UNT?
20. Ngân hàng A chuyển tiền cho khách hàng ở ngân hàng B, tuy nhiên khách hàng đó lại không có tài khoản trong ngân hàng B thì nghiệp vụ này không thể thực hiện được?
21. Trong kế toán kinh doanh ngoại tệ, tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng luôn là tỷ giá mua bình quân?
Bài 2: Ngày 20/10/2018, một khách hàng đến ngân hàng mở sổ tiết kiệm với giá trị 100 triệu, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 7%/năm theo hình thức trả lãi trước. Ngày 31/12/2018, khách hàng đến xin tất toán sổ tiết kiệm. Biết lãi suất KKH khi rút trước hạn là 0,3%/năm. Tính số tiền khách hàng nhận được tại thời điểm tất toán và thực hiện tất cả các bút toán liên quan.
Bài 3. Xử lý nợ và trích TKTG của Công ty Bảo vệ thực vật thu nợ đến hạn 250 triệu đồng trong số nợ gốc phải trả kỳ hạn này là 500 triệu đồng. Tổng dư nợ của tính đến thời điểm trước khi thu nợ là 1 tỷ đồng (đều là nợ đủ tiêu chuẩn). Số nợ chưa trả được kỳ này phải chuyển sang nợ dưới tiêu chuẩn, số nợ còn lại được đánh giá là nợ cần chú ý.

Bài 4: Cho bảng CĐKT của một ngân hàng như sau:

Tài sản Số dư Nguồn vốn Số dư
Tiền mặt 200 Tiền gửi và vay của các TCTD khác 300
Tiền gửi tại NHNN 300 Tiền gửi thanh toán 3,000
Tiền gửi và cho vay TCTD khác 500 Tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn 4,000
Chứng khoán kinh doanh 1,500 Tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn 6,000
Cho vay ngắn hạn 5,000 Phát hành GTCG 2,000
Cho vay trung hạn 6,000 Vốn điều lệ 1,800
Cho vay dài hạn 3,000 Thặng dư vốn cổ phần 100
Tài sản khác 500 Các quỹ dự trữ 200
Tài sản cố định 1,000 Lợi nhuận chưa phân phối 600
Tổng tài sản 18,000 Tổng nguồn vốn 18,000
Trong tổng dư nợ, Nợ nhóm 1 chiếm 70%, Nợ nhóm 2 chiếm 20%, còn lại là Nợ nhóm 3. Giá trị Tài sản đảm bảo của Nợ nhóm 2 là 1.200 tỷ đồng, Nợ nhóm 3 là 900 tỷ đồng. Số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng năm trước là 30 tỷ đồng.
Tính số tiền trích lập dự phòng rủi ro tín dụng với từng nhóm, số dự phòng rủi ro tín dụng phải trích lập kỳ này?
Bài 5:
Ngày 04/5/2017, Ngân hàng đồng ý đơn xin vay vốn của khách hàng A với số tiền 40 triệu đồng, lãi suất vay 9%/năm, thời hạn 3 tháng. Lãi suất KKH là 0,3%/năm.
Khách hàng A cầm cố bằng chính sổ tiết kiệm do ngân hàng này cấp trị giá 60 triệu, kỳ hạn 12 tháng (từ ngày 8/3/2017 đến 8/3/2018), lãi suất 7%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ. Khách hàng thoả thuận trả lãi vay hàng tháng, cuối kỳ trả vốn gốc, nếu khoản vay hết hạn, thỏa thuận trả nợ từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng này.
Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trên, biết rằng từ tháng thứ hai trở đi (04/7/2017) khách hàng không đến trả nợ theo hợp đồng.
Bài 6: Khách hàng B có sổ tiết kiệm 500 triệu đồng gửi từ ngày 01/9/2017, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 6,5%/năm, lãi suất KKH là 0,3%/năm, lãi suất tiền vay kỳ 1 tháng = 9%/năm. Ngày 15/11/2017, KH cần sử dụng 100 triệu đồng trong vòng 7 ngày. Khách hàng nên làm thế nào để đáp ứng nhu cầu với chi phí bỏ ra thấp nhất? Định khoản nghiệp vụ kinh tế trên.
Bài 7: Ngày 18/3/2018, ngân hàng giải ngân cho DN X vay 100 triệu thời hạn 3 tháng, lãi suất cho vay 9%/năm, lãi trả hàng tháng, vốn gốc trả cuối kỳ. Ngân hàng xác định giá trị tài sản thế chấp (bất động sản) là 150 triệu. Diễn biến khoản vay này như sau:
- Ngày 18/4/2018 và 18/5/2018 khách hàng thanh toán lãi đầy đủ.
- Ngày 18/6/2018 khách hàng không thanh toán.
 - Ngày 29/6/2018 đã qua thời gian quá hạn mà khách hàng vẫn chưa thanh toán, chuyển nợ loại 2 (nợ cần chú ý).
- Ngày 1/8/2018 xác định khoản nợ không có khả năng thu hồi, thoả thuận gán nợ tài sản đã thế chấp, giá trị thỏa thuận gán là 110 tr VND.
- Ngày 10/9 bán tài sản thu được 110 triệu.
- Trình bày bút toán có liên quan đến khoản cho vay trên, biết rằng ngân hàng trích lập dự phòng vào thời điểm cuối quý. Và khi trích lập, giá trị TSTC bằng 50% giá trị ghi trên hợp đồng. Lãi phạt quá hạn bằng 150% lãi suất trên hợp đồng.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
© Copyright 2015 Ma Ha Nguyen All right reserved.
Website dành cho người mưu cầu và mong muốn chia sẻ tri thức 
Nếu các bạn muốn trao đổi và chia sẻ các giá trị tốt đẹp, hãy truy cập vào:
Facebook: https://www.facebook.com/groups/htnc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/htnc.vn/

Giới thiệu về Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung

Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung (tên tiếng Anh: Viet - Hung Industrial University, viết tắt VIU) là trường công lập trực thuộc Bộ Công Thương, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo có truyền thống đào tạo. Trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả nhà...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì về Trường ĐHCN Việt Hung?

Tìm hiểu thông tin đào tạo tại trường

Muốn được tham gia giảng dạy tại Trường

Muốn được học tập, nghiên cứu tại Trường

Muốn tuyển dụng sinh viên của Nhà trường

Tất cả các ý kiến trên

Liên kết

Thời tiết