Hướng dẫn hạch toán giải ngân, dự thu, thu lãi, thu gốc và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Đăng lúc: Thứ sáu - 07/09/2018 09:31

1. Hạch toán giải ngân, dự thu, thu lãi và thu gốc đối với cho vay thông thường

1 - Hạch toán giải ngân:
Căn cứ chứng từ giải ngân, thực hiện giao dịch giải ngân và hạch toán: 
Nợ TK 21X1: Số tiền giải ngân cho khách
Có TK 1011, 4211,…: Số tiền giải ngân cho khách
2 - Hạch toán lãi phải thu:
Định kỳ, căn cứ hợp đồng cho vay/bảng kê rút vốn, số dư nợ vay, lãi suất cho vay, tính toán số lãi phải thu của khách hàng và hạch toán:
a) Đối với khoản cho vay được phân loại nợ nhóm 1:       
Nợ TK 394: Số tiền lãi phải thu
Có TK 702: Số tiền lãi phải thu
Đối với số lãi đã hạch toán dự thu nhưng khách hàng không trả đúng hạn hoặc khoản cho vay bị chuyển từ nợ nhóm 1 sang nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, ngân hàng thực hiện chuyển nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.
b) Đối với khoản cho vay được phân loại nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5:
Nhập TK 941: Số tiền lãi phải thu, lãi phạt quá hạn (nếu có)
3 - Hạch toán thu nợ (gốc, lãi):
Căn cứ chứng từ thu nợ, thực hiện các giao dịch thu nợ và hạch toán:
- Thu nợ gốc:
Nợ TK 1011, 4211,… : Số tiền gốc thu được
Có TK 21X1: Số tiền gốc thu được
- Thu nợ lãi:
+ Đối với khoản cho vay được phân loại nợ nhóm 1:
Nợ TK 1011, 4211,…: Số tiền lãi thu được
Có TK 394: Số tiền lãi thu được
+ Đối với khoản cho vay được phân loại nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5:
Bút toán 1:
Nợ TK 1011, 4211,…: Số tiền lãi thu được (bao gồm lãi phạt nếu có)
Có TK 702: Số tiền lãi thu được (bao gồm lãi phạt nếu có)
Bút toán 2:
Xuất 941: Số tiền lãi thu được (bao gồm lãi phạt nếu có)
2. Hạch toán phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
1 - Nguyên tắc:
a) Hạch toán phân loại nợ: 
- Phân loại nợ phải được thực hiện theo quy định của NHNN và của ngân hàng theo từng thời kỳ. Tại một thời điểm, toàn bộ dư nợ của một khách hàng chỉ được phân loại vào một nhóm nợ duy nhất.
- Các khoản cho vay phải được phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời trên sổ sách kế toán theo đúng nhóm nợ của khoản vay.
- Đối với việc chuyển nhóm nợ, ngân hàng tuân thủ theo quy định tại thông tư 39/2016/TT-NHNN ban hành, trong đó chỉ chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
b) Hạch toán trích lập và sử dụng Quỹ DPRR tín dụng:
- Quỹ DPRR tín dụng bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể, được hạch toán và theo dõi bằng VND theo từng loại cho vay. Đối với các khoản cho vay bằng ngoại tệ, xác định số dư nợ tín dụng phải trích bằng VND (quy đổi số dư nợ cho vay bằng ngoại tệ ra VND theo tỷ giá quy đổi cân đối tài khoản kế toán cộng quy đổi, hiện tại là: Tỷ giá bình quân liên ngân hàng đối với dư nợ cho vay bằng USD và tỷ giá mua chuyển khoản đối với các loại ngoại tệ khác) tại thời điểm trích lập để tính số DPRR phải trích bằng VND theo quy định. Theo đó:
+ Trường hợp số DPRR phải trích lập lớn hơn số dư quỹ DPRR trên sổ kế toán thì hạch toán trích bổ sung phần chênh lệch vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
+ Trường hợp số DPRR phải trích lập nhỏ hơn số dư quỹ DPRR trên sổ kế toán thì phần chênh lệch (số hoàn nhập) sẽ hạch toán giảm hết chi phí dự phòng tương ứng đã hạch toán trong kỳ trước, số còn lại hạch toán vào thu nhập khác trong kỳ.
- Để đảm bảo việc kiểm soát số trích lập/hoàn nhập trong năm, khi thực hiện hoàn nhập hoặc trích lập bổ sung quỹ DPRR tín dụng, không thực hiện hạch toán điều chỉnh từ tài khoản quỹ dự phòng này sang tài khoản quỹ dự phòng khác.
 
2 - Hạch toán kế toán:
a) Hạch toán phân loại nợ:
Căn cứ danh sách phân loại nợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hạch toán:
- Đối với dư nợ gốc:
Nợ TK cho vay nhóm nợ mới: Giá trị phần cho vay bị chuyển nhóm
Có TK cho vay nhóm nợ cũ: Giá trị phần cho vay bị chuyển nhóm
- Đối với dư nợ lãi:
+ Trường hợp khoản vay bị chuyển từ nợ nhóm 1 sang nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5:
* Đối với số lãi đã dự thu trong năm:

Nợ TK 702: Số lãi đã hạch toán dự thu trong năm của khoản vay bị chuyển nhóm
Có TK 394
* Đối với số lãi đã dự thu các năm trước:
Nợ TK 809: Số lãi đã hạch toán dự thu các năm trước của khoản cho vay bị chuyển nhóm
Có TK 394
Đồng thời, hạch toán theo dõi ngoại bảng đối với số lãi này:
Nhập TK 941: Số lãi đã hạch toán dự thu của khoản cho vay bị chuyển nhóm
+ Trường hợp khoản vay thuộc nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 chuyển về nợ nhóm 1: 
Bút toán 1:
Nợ TK 394: Số lãi phải thu của khoản cho vay được chuyển về nợ nhóm 1
Có TK 702: Số lãi phải thu của khoản cho vay được chuyển về nợ nhóm 1
 
Bút toán 2:
Xuất TK 941: Số lãi phải thu của khoản cho vay được chuyển về nợ nhóm 1
b) Hạch toán trích lập và hoàn nhập DPRR tín dụng:
Căn cứ Đề nghị trích lập DPRR và Bảng kê chi tiết số DPRR của từng khoản cho vay đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hạch toán:
- Trường hợp số DPRR phải trích lập lớn hơn số dư quỹ DPRR trên sổ kế toán, thực hiện trích lập DPRR bổ sung:
Nợ TK 8822: Tổng số DPRR phải trích lập bổ sung trong kỳ
Có TK 2191: Số dự phòng cụ thể phải trích lập bổ sung trong kỳ
Có TK 2192: Số dự phòng chung phải trích lập bổ sung trong kỳ
- Trường hợp số tiền phải trích lập DPRR nhỏ hơn số dư quỹ DPRR trên sổ kế toán, thực hiện hoàn nhập DPRR như sau:
Nợ TK 2191: Số dự phòng cụ thể hoàn nhập trong kỳ
Nợ TK 2192: Số dự phòng chung hoàn nhập trong kỳ
Có TK 8822: Số DPRR hoàn nhập

 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
© Copyright 2015 Ma Ha Nguyen All right reserved.
Website dành cho người mưu cầu và mong muốn chia sẻ tri thức 
Nếu các bạn muốn trao đổi và chia sẻ các giá trị tốt đẹp, hãy truy cập vào:
Facebook: https://www.facebook.com/groups/htnc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/htnc.vn/
Hotline: 0386.196.888


Giới thiệu về website HTNC.VN

Website free tài liệu, đề thi và hỗ trợ giải đáp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được thành lập ra nhằm tạo ra sân chơi cho các trí thức, các bạn sinh viên và những người có nhu cầu tìm hiểu về các kiến thức chuyên ngành tài chính ngân hàng, kiến thức cơ bản về kinh tế học nhằm nâng cao hiểu...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì về Trường ĐHCN Việt Hung?

Tìm hiểu thông tin đào tạo tại trường

Muốn được tham gia giảng dạy tại Trường

Muốn được học tập, nghiên cứu tại Trường

Muốn tuyển dụng sinh viên của Nhà trường

Tất cả các ý kiến trên

Liên kết