Một số phương pháp xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng để trả nợ cho ngân hàng

Đăng lúc: Thứ bảy - 08/09/2018 09:21

Dưới đây là một số phương pháp xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng để trả nợ cho ngân hàng:

1 – Ủy quyền cho ngân hàng bán tài sản:
* Ưu điểm:
+ Xử lý nhanh chóng do ngân hàng có nhiều mối quan hệ với nhiều cá nhân, tổ chức.
+ Chi phí cho xử lý tài sản là không có
* Nhược điểm:
+ Khách hàng nghi ngờ ngân hàng ép giá khi ngân hàng lựa chọn người mua trả giá thấp hơn giá khách hàng kỳ vọng.
2 – Ngân hàng và khách hàng kết hợp bán tài sản
Trong trường hợp này, khách hàng và bên mua tự thỏa thuận về giá bán của TSĐB
* Ưu điểm:
+ Xử lý nhanh chóng do ngân hàng có nhiều mối quan hệ với nhiều cá nhân, tổ chức.
+ Chi phí cho xử lý tài sản là không có
* Nhược điểm:
+ Khách hàng phải có thiện chí trả nợ
3 – Thông qua tổ chức bán đấu giá tài sản
* Nhược điểm:
+ Tốn kém thời gian
+ Người mua phải có thiện chí trả nợ để hợp tác hoàn tất thủ tục
+ Chi phí tổ chức bán đấu giá cao
+ Có thể xảy ra hiện tượng ép giá do những người tham gia đấu giá thông đồng để đưa ra giá thấp.
+ Nếu tài sản đảm bảo không phải là của doanh nghiệp mà là của bên thứ 3 thì chủ sở hữu này khó có khả năng chuộc lại được tài sản của mình
4 – Thông qua khởi kiện ra tòa án
* Nhược điểm:
+ Tốn kém thời gian, tốn kém chi phí (phải nộp án phí)
+ Ngân hàng có thể bị sơ hở về thủ tục pháp lý. Trong trường hợp xấu, ngân hàng có thể bị thua kiện nếu trong hợp đồng vay vốn có điều khoản bị vô hiệu hóa dẫn tới hợp đồng vay vốn không có giá trị, ngân hàng sẽ bị mất vốn.
+ Khi khách hàng không có thiện chí chấp hành kết luận của tòa án thì việc thi hành bản án sẽ mất nhiều thời gian.
5 – Gán tài sản cho ngân hàng để trả nợ
* Nhược điểm:
+ Ngân hàng và khách hàng khó thống nhất được giá trị gán
+ Giá trị TSĐB tại thời điểm gán thường có giá trị thấp hơn giá trị khoản vay
6 – Bán tài sản cho VAMC
* Ưu điểm:
+ Không mất thời gian để dàn xếp với khách hàng
+ Giúp bảng CĐKT của ngân hàng được đẹp hơn.
* Nhược điểm:
+ VAMC hiện nay chỉ giữ hộ nợ xấu cho các ngân hàng. Nợ xấu chỉ giảm trên bảng CĐKT chứ chưa xử lý dứt điểm được. Trách nhiệm thu hồi chính vẫn thuộc về các ngân hàng.
+ Hàng năm, ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng cho khoản nợ đã bán cho VAMC. Các ngân hàng vẫn phải thường xuyên báo cáo VAMC về phương án áp dụng, tiến độ và kết quả thu hồi khoản nợ xấu đã bán cho VAMC.

 

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
© Copyright 2015 Ma Ha Nguyen All right reserved.
Website dành cho người mưu cầu và mong muốn chia sẻ tri thức 
Nếu các bạn muốn trao đổi và chia sẻ các giá trị tốt đẹp, hãy truy cập vào:
Facebook: https://www.facebook.com/groups/htnc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/htnc.vn/
Hotline: 0386.196.888


Giới thiệu về website HTNC.VN

Website free tài liệu, đề thi và hỗ trợ giải đáp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được thành lập ra nhằm tạo ra sân chơi cho các trí thức, các bạn sinh viên và những người có nhu cầu tìm hiểu về các kiến thức chuyên ngành tài chính ngân hàng, kiến thức cơ bản về kinh tế học nhằm nâng cao hiểu...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì đến website HTNC.VN?

Tìm hiểu về các tài liệu học tập

Tham gia bàn luận sách và mượn sách miễn phí

Đọc và gửi bài viết lên website

Xin các tư vấn, hỗ trợ và hợp tác với website

Tất cả các ý kiến trên

Liên kết