Căn cứ chứng từ gửi tiền có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm (Yêu cầu gửi tiền có kỳ hạn, tiết kiệm, ủy nhiệm chi…) của khách hàng hoặc các lệnh gửi tiền có kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn nhận được từ các chương trình ngân hàng điện tử, thực hiện mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cho khách hàng, hạch toán:
Nợ TK 1011, 4211…: Số tiền khách hàng thực nộp
Nợ TK 388: Số tiền lãi trả trước
Có TK 4212, 4232: Số tiền khách hàng gửi
2 - Hạch toán phân bổ lãi định kỳ
Căn cứ vào mức lãi suất, số tiền gửi, thực hiện phân bổ lãi trả trước vào chi phí trong kỳ và hạch toán:
Nợ TK 801 Số lãi trả trước phân bổ vào chi phí trong kỳ
Có TK 388: Số lãi trả trước phân bổ vào chi phí trong kỳ
3 - Hạch toán khi thanh toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm
Theo quy định tiền gửi hiện nay, đối với sản phẩm tiền gửi trả lãi trước, khách hàng được thanh toán trước hạn và được hưởng lãi suất rút trước hạn. Khách hàng không được thanh toán từng phần tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn. Trường hợp đến hạn nhưng khách hàng không đến lĩnh thì không được quay vòng sang kỳ hạn mới. Theo đó:
a) Trường hợp khách hàng rút trước ngày đến hạn
Khi khách hàng thanh toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm trước ngày đến hạn, khách hàng được hưởng mức lãi suất đã cam kết ban đầu hoặc mức lãi suất khác tùy theo từng sản phẩm và quy định trong từng thời kỳ (sau đây gọi là lãi suất thanh toán trước hạn).
Theo đó, căn cứ vào yêu cầu rút tiền gửi của khách hàng, lệnh thanh toán tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhận được qua các kênh thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán trước hạn tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, hạch toán:
Bút toán 1: Thoái phần lãi trả trước mà khách hàng không được lĩnh:
Nợ TK 4212, 4232: Số lãi trả trước khách hàng không được lĩnh
Có TK 388: Số lãi trả trước chưa phân bổ vào chi phí trong kỳ
Có TK 801: Phân chênh lệch lãi tính theo lãi suất cam kết – lãi suất thanh toán trước hạn (nếu có).
Bút toán 2: Hạch toán số tiền chi trả cho khách hàng:
Nợ TK 4212, 4232: Số tiền khách hàng được lĩnh
Có TK 1011, 4211: Số tiền khách hàng được lĩnh
b) Trường hợp khách hàng thanh toán đúng ngày đến hạn:
Căn cứ Yêu cầu rút tiền gửi có kỳ hạn, Hợp đồng tiền gửi, lệnh thanh toán được cài đặt theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện thanh toán tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, hạch toán:
Nợ 4212, 4232: Số tiền khách hàng gửi
Có 1011, 4211: Số tiền khách hàng gửi
c) Trường hợp khách hàng rút sau ngày đến hạn
Theo quy định tiền gửi hiện hành, tiền gốc đến hạn thanh toán nếu khách hàng không đến lĩnh không được quay vòng sang kỳ hạn mới mà được ngân hàng giữ hộ và trả lãi (lãi suất không kỳ hạn hoặc lãi suất khác).
- Trong thời gian khách hàng chưa đến lĩnh, định kỳ hàng ngày, thực hiện dự chi đối với số gốc theo lãi suất đã cam kết trả cho khách hàng theo quy định đối với từng sản phẩm.
Khi khách hàng đến lĩnh, căn cứ Giấy yêu cầu rút tiền gửi của khách hàng, Hợp đồng tiền gửi, lệnh thanh toán tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhận được qua các kênh thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, hạch toán:
Nợ TK 491: Số lãi được hưởng
Nợ TK 4212, 4232: Số tiền gốc
Có TK 1011, 4211: Số tiền gốc + Số tiền lãi được hưởng
Ví dụ: Ngày 10/08/2018, một khách hàng mang 100 triệu đồng đến gửi ngân hàng, thời hạn 3 tháng, theo hình thức trả lãi trước, lãi suất tiền gửi CKH cho khoản tiền gửi trên tại ngân hàng là 7,2%/năm, lãi suất tiền gửi KKH là 0,3%/năm. Hạch toán các nghiệp vụ kế toán tại các trường hợp sau đây:
1 – Khách hàng rút tiền trước hạn vào ngày 18/10/2018
2 – Khách hàng rút tiền đúng hạn vào ngày 10/11/2018
3 – Khách hàng rút tiền vào ngày 20/11/2018
Đáp án
- Ngày 10/08/2018, ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng
Nợ TK 1011, 4211…: 98,186 tr
Nợ TK 388: 100*(7,2%/365)*92 = 1,814 tr
Có TK 4212, 4232: 100 tr
- Định kỳ, ngân hàng phân bổ số tiền lãi trả trước vào chi phí trong kỳ (ngày, tháng), theo thực tế hiện nay tại các ngân hàng là vào cuối mỗi ngày.
Nợ TK 801: 100*(7,2%/365)*1
Có TK 388: 100*(7,2%/365)*1
1 – Khách hàng rút tiền trước hạn vào ngày 18/10/2018
+ Số tiền lãi trả trước đã phân bổ vào chi phí trong kỳ = 100*(7,2%/365)*69 = 1,341 tr
+ Số tiền lãi trả trước chưa phân bổ vào chi phí trong kỳ = 1,814 – 1,341 = 0,473 tr
+ Số tiền lãi khách hàng thực sự được lĩnh = 100*(0,3%/365)*69 = 0,056 tr
+ Số tiền lãi trả trước mà khách hàng không được lĩnh = 1,814 – 0,056 = 1,758 tr
Bút toán 1: Thoái phần lãi trả trước mà khách hàng không được lĩnh:
Nợ TK 4212, 4232: 1,758
Có TK 388: 0,473
Có TK 801: 1,285
Bút toán 2: Hạch toán số tiền chi trả cho khách hàng:
Nợ TK 4212, 4232: 98,242
Có TK 1011, 4211: 98,186 + 0,056
2 – Trường hợp khách hàng thanh toán đúng ngày đến hạn:
+ Tại ngày rút tiền, ngân hàng hạch toán:
Nợ 4212, 4232: 100 tr
Có 1011, 4211: 100 tr
3 – Trường hợp khách hàng rút sau ngày đến hạn
+ Lãi không kỳ hạn khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn từ ngày 10/11/2018 đến ngày 20/11/2018 là: 100*(0,3%/365)*10 = 0,0082 tr
+ Tại ngày rút tiền, ngân hàng hạch toán:
Nợ TK 491: 0,0082 tr
Nợ TK 4212, 4232: 100 tr
Có TK 1011, 4211: 100 + 0,0082
Trường Đại học công nghiệp Việt - Hung (tên tiếng Anh: Viet - Hung Industrial University, viết tắt VIU) là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công thương, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo. Trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả nhà nước Việt Nam và Chính phủ Hungary....
Ý kiến bạn đọc