Dưới đây là một số thuật ngữ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng:
1 - Bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng (bên bảo lãnh) cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng theo thoả thuận.
2 - Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
3 - Cho vay hợp vốn là việc ngân hàng và (các) bên hợp vốn khác cùng thực hiện góp vốn cho vay đối với một khách hàng thông qua một đơn vị đầu mối (là ngân hàng hoặc TCTD cùng tham gia cấp tín dụng).
4 - Cho vay thấu chi là hình thức ngân hàng cấp một hạn mức (hạn mức thấu chi) cho phép khách hàng được chi số tiền vượt quá số dư (dư có) có trên tài khoản TGTT của mình mở tại ngân hàng nhưng tối đa bằng hạn mức thấu chi.
5 - Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của ngân hàng. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể.
6 - Dự phòng rủi ro cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
7 - Dự phòng rủi ro chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.
8 - Đồng bảo lãnh là việc ngân hàng và một hoặc một số tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài hợp vốn bảo lãnh cho nghĩa vụ của bên được bảo lãnh.
9 - Giảm, miễn lãi là việc ngân hàng giảm một phần hoặc miễn toàn bộ nợ lãi chưa thu hoặc ngừng tính lãi trong một khoảng thời gian đối với Bên vay.
10 - Kỳ trong hạch toán các khoản phí của nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh là ngày/tháng/quý/năm tuỳ theo yêu cầu quản lý và khả năng hỗ trợ của chương trình phần mềm kế toán.
11 - Lãi phạt là số lãi áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do ngân hàng ấn định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
12 - Lãi phải thu là khoản tiền mà bên vay trả cho ngân hàng để được sử dụng vốn vay. Lãi được tính căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụng vốn, lãi suất và được ghi nhận vào sổ sách theo định kỳ và sẽ thu được tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
13 - Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
14 - Phân loại nợ là việc phân loại các khoản cho vay vào các nhóm nợ thích hợp nhằm phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng. Theo quy định, các khoản nợ được phân loại vào 1 trong 5 nhóm nợ:
+ Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn
+ Nhóm 2 – Nợ cần chú ý
+ Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn
+ Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ
+ Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn
15 - Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc ngân hàng hạch toán chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán ngoại bảng và tiếp tục theo dõi, có biện pháp để thu hồi nợ đầy đủ theo hợp đồng đã ký, cam kết đã thoả thuận với khách hàng.
16 - Xoá nợ (gốc, lãi) là việc ngân hàng thực hiện xuất toán ngoại bảng đối với các khoản nợ đã được xử lý bằng nguồn DPRR đang hạch toán theo dõi ngoại bảng trên cơ sở chấp thuận của NHNN và Bộ Tài chính.
17 - Xử lý nợ là việc ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã trích lập cho khoản nợ đó để bù đắp tổn thất đối với khoản nợ đó.
Trường Đại học công nghiệp Việt - Hung (tên tiếng Anh: Viet - Hung Industrial University, viết tắt VIU) là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công thương, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo. Trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả nhà nước Việt Nam và Chính phủ Hungary....
Ý kiến bạn đọc