Hạch toán sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro
1. Nguyên tắc:
a) Việc sử dụng nguồn để xử lý rủi ro cho các khoản nợ phải thực hiện theo đúng trình tự quy định về việc xử lý nợ như sau:
- Sử dụng DPRR cụ thể đã trích lập cho khoản vay để xử lý chính khoản nợ đó.
- Trường hợp số DPRR cụ thể không đủ để xử lý khoản nợ, thực hiện phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
- Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý.
b) Khi sử dụng quỹ DPRR để xử lý chuyển hạch toán ngoại bảng đối với các khoản nợ ngoại tệ, thực hiện quy đổi số DPRR đã trích lập bằng VND sang ngoại tệ tương ứng thông qua cặp tài khoản mua bán ngoại tệ theo tỷ giá bán chuyển khoản tại thời điểm xử lý nợ.
2. Hạch toán sử dụng quỹ DPRR:
Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc sử dụng quỹ DPRR để xử lý nợ, hạch toán:
a) Trường hợp xử lý rủi ro đối với khoản nợ bằng VND:
- Bút toán 1: Xuất toán dư nợ gốc được xử lý bằng quỹ DPRR:
Nợ TK 2191, 2192: Dư nợ gốc được xử lý
Có TK cho vay thích hợp
- Bút toán 2: Xuất toán ngoại bảng nợ lãi của khoản nợ gốc tương ứng:
Xuất TK 941: Số lãi chưa thu được của khoản nợ được xử lý
Đồng thời, hạch toán theo dõi ngoại bảng số nợ gốc và nợ lãi đã được xử lý theo dõi ngoại bảng:
Bút toán 1: Nhập theo dõi ngoại bảng số nợ gốc đã được xử lý
Nhập TK 9711: Số dư nợ gốc đã được xử lý
Bút toán 2: Nhập theo dõi ngoại bảng số nợ lãi đã được xử lý
Nhập 9712: Số lãi chưa thu được của khoản nợ được xử lý
- Đối với số lãi phải thu của khách hàng phát sinh sau thời điểm xử lý nợ: Theo dõi chi tiết trên hệ thống để phản ánh đầy đủ nghĩa vụ của khách hàng với ngân hàng.
b) Trường hợp xử lý rủi ro đối với khoản nợ bằng ngoại tệ:
- Hạch toán quy đổi số DPRR bằng VND sang số DPRR bằng ngoại tệ tương ứng để xử lý khoản nợ:
Bút toán 1:
Nợ TK 2191, 2192: Số DPRR đã trích bằng VND
Có TK 4712: Số DPRR đã trích bằng VND
Bút toán 2:
Nợ TK 4711: Số DPRR đã trích bằng VND/Tỷ giá bán chuyển khoản tại thời điểm xử lý
Có TK 2191, 2192 bằng ngoại tệ:
- Hạch toán sử dụng DPRR để xử lý khoản nợ bằng ngoại tệ: Theo hướng dẫn về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và sử dụng dự phòng để bù đắp tổn thất đã đăng ở bài trước.
3. Hạch toán xoá nợ đã xử lý bằng quỹ DPRR
Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc phê duyệt xoá các khoản nợ (gốc, lãi) đã được xử lý đang hạch toán theo dõi ngoại bảng và hồ sơ liên quan của khoản nợ, hạch toán:
- Đối với dư nợ gốc:
Xuất TK 9711: Số nợ gốc đã xử lý rủi ro đang theo dõi ngoại bảng được xoá
- Đối với dư nợ lãi:
Xuất 9712: Số nợ lãi đã xử lý rùi ro đang theo dõi ngoại bảng được xoá
4. Hạch toán thu hồi nợ đã xử lý bằng nguồn DPRR và nợ xoá
1 - Hạch toán thu hồi nợ (gốc, lãi) đã xử lý bằng nguồn DPRR:
- Căn cứ chứng từ thu hồi nợ (gốc, lãi) của khách hàng (Đề nghị thu nợ, uỷ nhiệm chi, giấy nộp tiền mặt,…), hạch toán:
Nợ TK 1011, 4211,…: Số nợ (gốc, lãi) thu hồi được
Có TK 79:
- Đồng thời, hạch toán xuất ngoại bảng số nợ (gốc, lãi) bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi:
Bút toán 1:
Xuất TK 9711: Số nợ gốc đã xử lý hạch toán
Bút toán 2:
Xuất 9712: Số nợ lãi đã xử lý hạch toán ngoại bảng thu hồi được
2 - Hạch toán khi thu hồi nợ (gốc, lãi) đã xoá:
Khi thu được nợ (gốc, lãi) của các khoản nợ đã xoá, căn cứ chứng từ thu hồi nợ của khách hàng (Giấy nộp tiền mặt, Ủy nhiệm chi,...), hạch toán:
Nợ TK 1011, 4211,…
Có TK 79: Số nợ (gốc, lãi) thu hồi được
hướng dẫn, hạch toán, sử dụng, dự phòng RRTD, xử lý nợ xấu, thu hồi, xử lý rủi ro
Website free tài liệu, đề thi và hỗ trợ giải đáp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được thành lập ra nhằm tạo ra sân chơi cho các trí thức, các bạn sinh viên và những người có nhu cầu tìm hiểu về các kiến thức chuyên ngành tài chính ngân hàng, kiến thức cơ bản về kinh tế học nhằm nâng cao hiểu...
Ý kiến bạn đọc