Bỏ xe máy ở Việt Nam: Một góc nhìn phiến diện và thiếu khả thi

Đăng lúc: Thứ hai - 24/04/2017 22:49
Ùn tắc giao thông là trách nhiệm của mọi phương tiện tham gia giao thông chứ không chỉ riêng xe máy. Nếu chỉ nhìn một cách phiến diện, điều này là thiếu công bằng và thiếu khả thi

       Những ngày qua, có những ý kiến trái chiều về giảm ùn tắc giao thông. Trong đó, có ý kiến cho rằng nên bỏ xe máy và phát triển giao thông công cộng để chống ùn tắc giao thông. 
        Đề xuất này cho rằng, để giảm thiểu xe máy thì cơ quan nhà nước phải đánh vào kinh tế của người dân. Cụ thể, nhà nước cần thu phí xe máy khi vào trung tâm, không lập các bãi giữ xe, tăng phí mua xe mới, hay cấm cả việc đỗ xe trên vỉa hè và phát triển giao thông công cộng. 
       Tuy nhiên, nếu mọi người trong chúng ta đã tham gia giao thông, chúng ta có thể thấy được nguyên nhân của việc ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn ở Việt Nam hiện nay do rất nhiều nguyên nhân, trong đó xe máy chỉ là một nguyên nhân do xe máy chỉ là một trong các phương tiện tham gia giao thông.
        Mỗi lần ùn tắc giao thông, nó còn là do ý thức của người dân gây nên vì khi đó, mọi người tham gia giao thông đều cố gắng giành lấy phần đường của mình. Văn hóa giao thông thấp, đặc biệt tại những lúc giờ cao điểm, điều này lại càng dẫn đến ùn tắc giao thông do các phương tiện lấn làn, đi sai làn đường, gây cản trở lẫn nhau trong khi tham gia giao thông.
        Bên cạnh đó, dân số tại các đô thị ngày một tăng lên một cách chóng mặt nhưng hạ tầng giao thông của chúng ta chưa được rộng rãi. Vì vậy, tại những giờ cao điểm, lượng phương tiện tham gia giao thông lớn dễ gây ùn tắc.
        Việc phân luồng giao thông chưa thực sự hiệu quả, cùng với việc quy hoạch đô thị, di dời bớt các cơ sở đại học, bệnh viện,... ra khỏi nội đô chậm trễ dẫn đến dân số quá tải trong nội thành.
       Vì vậy, việc từ bỏ xe máy chưa chắc có thể giảm thiểu được ách tắc giao thông. Thay vào đó, việc từ bỏ xe máy trong thời điểm hiện tại có thể còn có tác dụng ngược lại.
        Thoạt nghe, chúng ta cứ nghĩ rằng điều này có thể làm giảm ùn tắc giao thông do lượng xe máy trên đường phố sẽ bị biến mất. Với lượng xe ô tô như hiện tại thì đương nhiên là sẽ giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, khi cấm xe máy thì những người tham gia giao thông lại gia tăng nhu cầu mua ô tô, làm tăng phương tiện giao thông.
       Bên cạnh giao thông cá nhân, giao thông công cộng cũng phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Nhưng thực tế hiện nay, giao thông công cộng ở Việt Nam khó để đáp ứng hiệu quả về thời gian, chi phí và tiện lợi như đi lại bằng xe máy. Đặc biệt, những tuyến đường nhỏ, ngõ ngách rất khó để ô tô đi vào. Hạ tầng giao thông nhỏ, chưa hoàn thiện, khi lượng ô tô trong đô thị gia tăng sẽ lại có nguy cơ dẫn đến tắc đường. Đặc biệt là khi hạ tầng phục vụ dừng, đỗ và trông giữ phương tiện chưa đảm bảo, điều này càng dễ gây ùn tắc giao thông.
        Việc cấm xe máy lưu thông, trong khi phương tiện vận tại công cộng chưa được tăng lên tương ứng với nhu cầu đi lại và đáp ứng mong muốn như của người dân có thể gây khó khăn trong việc đi lại cho người dân, ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của họ. Điều này có thể gián tiếp làm giảm GDP do làm mất thêm thời gian đi lại cũng như tăng chi phí đi lại của người dân. Đáng lẽ, những khoản chi này có thể sử dụng cho việc tiêu dùng vào các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để kích thích sản xuất của doanh nghiệp.
        Thực tế cũng cho thấy rằng những nước đang phát triển như Việt Nam chưa thể bỏ được xe máy trong lưu thông tại các đô thị. Cụ thể, tại những thành phố của nước phát triển như Việt Nam hoặc phát triển hơn như là Jakarta (Indonesia), Bangkok (Thái Lan), Dehli (Ấn Độ) vẫn đang chấp nhận cho xe máy lưu thông.
        Những nước hiện cấm xe máy tại các thành phố lớn đều là những nước phát triển cao như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore… Tuy nhiên, những nước này đều có hệ thống giao thông công cộng rất phát triển và đa dạng, người dân rất ý thức chấp hành luật giao thông.
       Tuy nhiên, tại nhiều thành phố lớn của nhiều nước phát triển vẫn thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông như Los Angeles (Mỹ), Mexico city (Mexico), Moscow (Nga) và đặc biệt là các thành phố lớn của Trung Quốc mặc dù tại những thành phố trên, các phương tiện tham gia giao thông đều là ô tô. Nguyên nhân ở đây đó là do kinh tế tăng trưởng, dân số gia tăng đồng nghĩa với lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn dẫn đến ùn tắc giao thông.
        Vì vậy, trước khi cấm xe máy, nhà nước cần có giải pháp đồng bộ trong vấn đề này. Theo đó, nhà nước cần nâng cao ý thức người tham gia giao thông, tiếp tục phát triển hạ tầng giao thông và giao thông công cộng để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
       Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách giãn dân và đưa bớt cơ quan, trường học ra ngoại thành, cùng với ứng dụng công nghệ thông tin trong tham gia giao thông để người tham gia giao thông có kế hoạch di chuyển, tránh ùn tắc giao thông.
       Ùn tắc giao thông là trách nhiệm của mọi phương tiện tham giao thông chứ không phải chỉ riêng xe máy. Nếu chỉ nhìn phiến diện, điều đó là thiếu công bằng và chưa thể khả thi.
 
Tác giả bài viết: Nguyễn Mạnh Hà
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
© Copyright 2015 Ma Ha Nguyen All right reserved.
Website dành cho người mưu cầu và mong muốn chia sẻ tri thức 
Nếu các bạn muốn trao đổi và chia sẻ các giá trị tốt đẹp, hãy truy cập vào:
Facebook: https://www.facebook.com/groups/htnc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/htnc.vn/
Hotline: 0386.196.888


Giới thiệu về website HTNC.VN

Website free tài liệu, đề thi và hỗ trợ giải đáp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được thành lập ra nhằm tạo ra sân chơi cho các trí thức, các bạn sinh viên và những người có nhu cầu tìm hiểu về các kiến thức chuyên ngành tài chính ngân hàng, kiến thức cơ bản về kinh tế học nhằm nâng cao hiểu...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì về Trường ĐHCN Việt Hung?

Tìm hiểu thông tin đào tạo tại trường

Muốn được tham gia giảng dạy tại Trường

Muốn được học tập, nghiên cứu tại Trường

Muốn tuyển dụng sinh viên của Nhà trường

Tất cả các ý kiến trên

Liên kết