Số thứ tự | Tiêu thức | Thông tư 45/2018/TT-BTC | Thông tư 162/2014/TT-BTC | Ghi chú |
1 | Phạm vi điều chỉnh | - Thuộc Điều 1. Phạm vi điều chỉnh - Phạm vi rộng hơn - Thông tư này quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. - Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Tài chính. | - Thuộc Điều 1. Phạm vi điều chỉnh - Phạm vi hẹp hơn - Thông tư này quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước. | |
2 | Đối tượng áp dụng | - Đối tượng rộng hơn: Bao gồm các TSCĐ tại các đơn vị theo như phạm vi điều chỉnh của thông tư mới. - Bổ sung: Tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. - Khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội áp dụng các quy định tại Thông tư này để quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 69, khoản 2 Điều 70 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. - Riêng TSCĐ đặc thù và TSCĐ chuyên dùng tại các đơn vị LLVTND thì việc tính khấu hao, hao mòn theo quy định riêng của bộ trưởng BCA, BQP | - Chỉ áp dụng đối với các tài sản cố định tại các đơn vị theo như phạm vi điều chỉnh của thông tư - Tính khấu hao, hao mòn TSCĐ tại các đơn vị BCA, BQP vận dụng đảm bảo phù hợp với thông tư. Trong đó, không có sự tách biệt giữa TSCĐ nói chung và tài sản đặc biệt, chuyên dùng tại các đơn vị BCA, BQP. | |
3 | Quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định | - Thuộc Điều 3: Quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định - Bổ sung thêm khoản 3 và khoản 4. - Khoản 3 nói về việc ban hành Danh mục tài sản chưa đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 của TT này là tài sản cố định. Trước đây nội dung này được trình bày tại "Điều 5. Tài sản cố định đặc biệt của TT162/2014/TT-BTC" - Khoản 4: Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định về giá trị đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều 16 TT này thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp | - Thuộc Điều 3: Quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định - Chỉ có khoản 1 và khoản 2, nội dung giống với khoản 1, khoản 2 điều 3 của TT 45/2018/TT-BTC | |
4 | Tài sản cố định đặc thù | - Thuộc Điều 5. Tài sản cố định đặc thù - Nội dung: Tương đương với "Điều 5. Tài sản cố định đặc biệt của TT162/2017/TT-BTC" - Tài sản cố định không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập không xác định được chi phí hình thành được quy định là tài sản cố định đặc thù. - Khoản 3 điều này bổ sung thêm: Giá quy ước tài sản cố định đặc thù được xác định là 10 triệu đồng. | -Thuộc Điều 4. Tài sản cố định đặc thù - Những tài sản (trừ tài sản là nhà, vật kiến trúc) có nguyên giá từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng và có thời gian sử dụng trên một năm được quy định là tài sản cố định đặc thù. - Tài sản là trang thiết bị dễ hỏng, dễ vỡ (như thủy tinh, gốm, sành, sứ...) phục vụ nghiên cứu khoa học, thí nghiệm có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên được quy định là tài sản cố định đặc thù. | |
5 | Tài sản cố định đặc biệt | Không có tài sản cố định đặc biệt. Tài sản cố định đặc biệt của TT162/2014/TT-BTC chuyển thành tài sản cố định đặc thù của TT 45/2018/TT-BTC | - Thuộc Điều 5: Tài sản cố định đặc biệt | |
6 | Phân loại tài sản cố định | - Thuộc Điều 4: Phân loại tài sản cố định - TSCĐ hữu hình gồm 7 loại: + Loại 1: Nhà, công trình xây dựng + Loại 2: Vật kiến trúc + Loại 3: Xe ô tô + Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài ô tô) + Loại 5: Máy móc, thiết bị + Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm + Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác - TSCĐ vô hình gồm 7 loại, bổ sung thêm Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các yếu tố năng lực, chất lượng, uy tín, yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập và các yếu tố khác có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho đơn vị sự nghiệp công lập) - Phân loại TSCĐ theo nguồn gốc hình thành tài sản: gồm 6 loại, bổ sung thêm khoản đ) Tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán. | - Thuộc Điều 6: Phân loại tài sản cố định - TSCĐ hữu hình gồm 10 loại: + Loại 1: Nhà + Loại 2: Vật kiến trúc + Loại 3: Phương tiện vận tải + Loại 4: Máy móc, thiết bị văn phòng + Loại 5: Thiết bị truyền dẫn + Loại 6: Máy móc, thiết bị động lực + Loại 7: Máy móc, thiết bị chuyên dùng + Loại 8: Thiết bị đo lường, thí nghiệm + Loại 9: Cây lâu năm, súc vật làm việc và\hoặc cho sản phẩm + Loại 10: Tài sản cố định hữu hình khác - TSCĐ vô hình gồm 6 loại. - Phân loại TSCĐ theo nguồn gốc hình thành tài sản gồm 5 loại | |
7 | Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình | - Thuộc Điều 7, Điều 7 gồm 5 khoản - Bổ sung thêm phần nội dung giải thích công thức tính. Bên cạnh đó, bổ sung thêm trường hợp phạt người bán, khoản này sẽ làm giảm nguyên giá TSCĐ. - Bổ sung thêm công thức và nội dung xác định nguyên giá tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán. | - Thuộc Khoản 1 Điều 8 - Chỉ có phần công thức tính, không chi tiết giải thích thêm công thức. | |
8 | Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình | - Thuộc Điều 8 - Không đề cập riêng đến nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và nguyên giá TSCĐ vô hình là phần mềm ứng dụng. | - Thuộc khoản 2 Điều 8 | |
9 | Sử dụng nguyên giá TSCĐ | Thuộc Điều 9 | Không nhắc đến nội dung này | |
10 | Thay đổi nguyên giá TSCĐ | - Thuộc Điều 10 gồm 3 khoản - Trong khoản 1, bổ sung thêm trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản cố định ở Điểm đ) Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP - Trong khoản 2, bổ sung chi tiết thêm trường hợp dự án nâng cấp, mở rộng, sửa chữa tài sản cố định bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau nhưng không quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì thực hiện phân bổ giá trị quyết toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí cho phù hợp (diện tích xây dựng, số lượng, giá trị dự toán chi tiết cho việc nâng cấp, mở rộng, sửa chữa của từng tài sản, hạng mục) | - Thuộc Điều 9 gồm 2 khoản | |
11 | Phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao | - Thuộc Điều 12, đây là Điều mới bổ sung trong thông tư, gồm 3 khoản - Khoản 1: Tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho Doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại Doanh nghiệp đều phải tính hao mòn, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 12 này - Khoản 2: Các TSCĐ tại đơn vị sự nghiệp công lập phải trích khấu hao theo quy định tại Điều 16 Thông tư này - Khoản 3: Các loại TSCĐ không phải tính hao mòn, khấu hao. Khoản 3 Điều 12 của Thông tư này tương đương với Khoản 1 Điều 11: Nguyên tắc tính hao mòn TSCĐ của TT162/2014/TT-BTC | - Không quy định thành điều, khoản riêng trong thông tư | |
12 | Nguyên tắc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định | - Thuộc Điều 13: Nguyên tắc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định, gồm 2 khoản - Khoản 1: Nguyên tắc tính hao mòn TSCĐ - Khoản 2: Nguyên tắc tính khấu hao TSCĐ | - Thuộc Điều 11: Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định, gồm 3 khoản - Khoản 1: Các loại TSCĐ không phải tính hao mòn - Khoản 2: Quy định thời điểm tính hao mòn - Khoản 3: Trường hợp bàn giao, chia tách, sát nhập, giải thể cơ quan, tổ chức hoặc tổng kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo chủ trương Nhà nước | |
13 | Xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn TSCĐ | - Thuộc Điều 14 - Bổ sung trường hợp đối với TSCĐ hữu hình được sử dụng ở địa bàn có điều kiện thời tiết, điều kiện môi trường ảnh hưởng đến mức hao mòn của TSCĐ, trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng của TSCĐ khác với quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan TW quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ tài chính; UBND cấp tỉnh quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Việc điều chỉnh tỷ lệ hao mòn TSCĐ không vượt quá 20% tỷ lệ hao mòn TSCĐ quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo thông tư này. - Bổ sung trường hợp đối với TSCĐ giao, điều chuyển chưa được theo dõi trên sổ kế toán - Bổ sung trường hợp đối với TSCĐ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp kiểm kê phát hiện thừa. | - Thuộc Điều 12 - Chỉ nêu trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng xe ô tô là 10 năm để phù hợp với tình hình thực tế ô tô hoạt động ở địa bàn khó khăn, thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở TW quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. | |
14 | Quy định về trích khấu hao TSCĐ | - Thuộc Điều 16 - Tách riêng TSCĐ là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết thành khoản 4. | - Thuộc Điều 14 | |
15 | Thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn một số tài sản cố định | - Thay đổi thời gian sử dụng và tên gọi của một số TSCĐ. VD: + Tủ đựng tài liệu: Thời gian sử dụng: 5 năm, Tỷ lệ hao mòn: 20% - Máy móc thiết bị chuyên dùng tổng quát chỉ gồm 3 mục sau: + Máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ công thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo: Tgsd: 10 năm, Tỷ lệ HM: 10% + Máy móc, thiết bị chuyên dùng là máy móc, thiết bị cùng loại với máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến có yêu cầu về tính năng, dung lượng, cấu hình cao hơn máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến thì quy định thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn như quy định tại điểm 1 Loại 5 Phụ lục này. + Máy móc, thiết bị khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Tgsd: 10 năm, tỷ lệ HM: 10% | - Thay đổi thời gian sử dụng và tên gọi của một số TSCĐ: - Tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật: Thời gian sử dụng: 8 năm, tỷ lệ hao mòn: 12,5% - Máy móc, thiết bị chuyên dùng bao gồm chi tiết rất nhiều mục, cụ thể gồm 18 mục. Có những mục thay đổi về thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn và thay đổi cả tên gọi. VD: + Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm: Tgsd: 8 năm, tỷ lệ HM: 12,5% + Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế: Tgsd: 8 năm, tỷ lệ HM: 12,5% | |
so sánh, tiêu thức, thông tư 45/2018/TT-BTC, thông tư 162/2014/TT-BTC, quản lý, hao mòn, khấu hao, đơn vị, cơ quan nhà nước
Trường Đại học công nghiệp Việt - Hung (tên tiếng Anh: Viet - Hung Industrial University, viết tắt VIU) là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công thương, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo. Trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả nhà nước Việt Nam và Chính phủ Hungary....
Ý kiến bạn đọc