CON GÁI CỦA ÔNG BỐ ĐIÊN

Đăng lúc: Thứ năm - 01/06/2017 16:03

 

Có lẽ khi nói đến người Hà Nội, ai cũng nghĩ đến một nơi sầm uất, nhộn nhịp, giàu có và thịnh vượng. Bởi vì họ có nhà cửa và gia đình ở đây, khác với những người tỉnh lẻ phải lên đây thuê nhà để lập nghiệp và sinh sống. 

Ấy thế mà, trong vùng đất ấy không phải màu hồng như một số người vẫn nghĩ đâu. Vùng đất nào cũng thế thôi, cũng có kẻ giàu, kẻ nghèo và mỗi nhà cũng có những câu chuyện đặc biệt riêng.

Khánh An, tính đến năm 2017, là một cô gái sắp tròn 22 tuổi. Cô ấy được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Bố mẹ cô ấy đặc biệt lắm. Họ đến với nhau không giống kiểu yêu đương hẹn hò rồi dẫn đến hôn nhân mà là do mai mối qua một người quen của cả hai bên. 

Bố cô ấy không đi lại được bình thường, chân tập tễnh do hồi nhỏ đi chất rơm thành đống sau mùa gặt, bị trượt chân ngã. Mọi người nghĩ không sao, một phần cũng do nhà nghèo, đông con nên bố cô ấy không được đưa đi viện. Đó là lý do bố cô ấy không đi lại được như những người khác. 

Vào những năm 1957, bố cô ấy cũng chỉ được cho đi học đến lớp 2 thôi nên học thức cũng không cao và hiểu biết cũng không nhiều. Thời đó nghèo khổ như thế nào chắc ai cũng phần nào đoán được. Vừa không có sức lao động, vừa không có học thức, nên đến tuổi bố cô ấy được một người quen giới thiệu cho một người – đó là mẹ cô ấy hiện tại. 

Mẹ cô ấy cũng không được học hành tử tế, cũng chỉ học đến lớp 4, lớp 5 hồi đó thôi. Sau vài lần gặp mặt, 2 người cưới nhau. Mà cưới hồi đó đơn giản lắm, vài ba mâm cơm là xong rồi về sống với nhau trong ngôi nhà vách đất sụp sệ. Bố mẹ cô ấy sinh được 1 trai, 1 gái. 

Dần dần, Khánh An lớn lên, biết đi, rồi đi học tiểu học. Mọi người thường chê cười cô ấy, và gọi là “con của ông Hùng hâm kìa chúng mày”, “con của ông Hùng cả nháy kìa” – Vì bố cô ấy chân tập tễnh, mắt hay nháy nhiều, nhà nghèo nữa, không lao động được nặng, chỉ đi câu cá rồi bán lấy tiền. Mẹ cô ấy thì đi cắt cỏ, làm thuê, làm mướn để nuôi 2 anh em cô ấy ăn học. 

Mỗi lần bị trêu đùa những lời như thế cô ấy xấu hổ lắm, tức lắm. Những lúc bị mọi người bắt nạt, cô ấy chỉ lủi thủi một mình rồi khóc thôi. Còn nhớ một lần, lớp 5, vì nhà nghèo quá, không đủ tiền đi học, mẹ Khánh An nói: “Tao chỉ cho mày học đến lớp 7 thôi, rồi đi làm kiếm tiền, chứ tao không có tiền cho mày đi học đâu”. 

Nghe thế Khánh An phản ứng dữ dội lắm “Con không biết đâu, con sẽ học đến lớp 12 và thi đại học”. Rồi mẹ cô ấy nói “Thế tao cho mày đi làm con nuôi nhé, có một bà không có con đang tìm”. Giữa trời trưa nắng, mẹ Khánh An dắt cô ấy đến nhà bà hàng xóm xa, cách chừng khoảng 2 cây số. 

Khi đến nơi, bà ấy ra rồi bảo “Tôi chỉ nhận đứa chưa biết đi thôi, chứ lớn thế này, nó biết rồi, đêm nó khóc đòi về nhà, làm sao tôi giữ được”. Rồi mẹ Khánh An lại dắt cô ấy về. Và thế là cô ấy vẫn được đi học tiếp. Người bác ruột làm đơn xin miễn giảm học phí cho Khánh An. 

Vì thuộc diện hộ nghèo nên Khánh An được miễn giảm và mỗi khi đến Tết, Khánh An được nhà trường gọi tên lên trên bục trao quà Tết cho cô ấy. Mỗi lần như vậy, cô ấy thấy xấu hổ lắm, vì phải đứng trước mọi người, để mọi người biết là mình là đứa con nhà nghèo.  

Dần dần lớp 7, lớp 8 cô ấy bắt đầu biết thích một ai đó. Nhưng do nhà nghèo, mà cả trường lại biết nữa, nên cô ấy chỉ để trong lòng thôi, vì cảm thấy mình không sánh với người khác được. Mặc dù ở cái tuổi con nít, nói đến chuyện tình cảm có vẻ hơi buồn cười, nhưng đó là những tình cảm trong sáng và ngờ nghệch nhất tuổi học trò đúng không? 

Vì gia đình như vậy, Khánh An lúc nào cũng tự dặn mình luôn phải học giỏi để bố mẹ tự hào về mình. Vì vậy, cả 12 năm học, cô ấy đều là học sinh giỏi. Khánh An không được sự dìu dắt của ba mẹ, mọi thứ cô ấy đều phải tự làm. Từ cấp 1, cấp 2, cấp 3 cô ấy cũng tự đi học, đến lúc thi tốt nghiệp, thi đại học cô ấy cũng tự đạp xe đi. 

Như những đứa khác, chúng nó đều được bố mẹ đưa đi đón về, rồi kèm cặp làm bài tập, dẫn đường chỉ lối cho. Nhưng với Khánh An thì không, cô đều tự làm, tự mình quyết định mọi thứ. Nhiều khi nhìn những đứa trẻ khác được bố mẹ chở xe máy về, Khánh An cảm thấy tủi thân, cô đơn và lạc lõng lắm. 

Cô chỉ ước giá như mình được 1 lần  ngồi sau yên xe đạp mà do bố cầm lái thì tốt. Những thứ tưởng chừng như đơn giản với nhiều người nhưng lại quá lớn lao với cô ấy. Cả bố và mẹ cô ấy cũng ngờ nghệch, không biết gì nhiều, chỉ đi làm kiếm tiền nuôi con mình thôi. Đến ngay cả chiếc điện thoại bố mẹ cô ấy cũng không sử dụng. Rồi tuổi lớn hơn, tai cũng khó nghe hơn, nên dù được chỉ mãi nhưng bố mẹ cô cũng không biết dùng. Vì vậy, đi đâu xa hay gần, chưa bao giờ Khánh An nhận được một cuộc gọi từ ba mẹ cô ấy cả.
     
Nhiều khi ra đường, có người nói “Bố dở hơi, mẹ cũng hâm hâm, mà đẻ ra đứa con cao ráo, tinh ranh nhỉ?” Nghe vậy, Khánh An tức lắm, chỉ biết mình cần phải cố gắng hơn thôi. Còn nhớ hồi cô ấy học lớp 9, không may bố Khánh An bị tai nạn. Não của bố Khánh An không còn hoạt động được bình thường nữa, bác sĩ nói bố Khánh An bị thần kinh phân liệt. 
     
Bố cô ấy không còn nhận thức được mọi thứ xung quanh, không đi lại được nữa. Suốt ngày bố chỉ gào thét rồi đập phá mọi thứ trong nhà thôi. Đêm đêm Khánh An nằm úp mặt xuống gối rồi khóc, rồi tự hỏi: Sao ông trời lấy đi nhiều thứ của cô thế?. Từ đó trở đi, Khánh An sống tĩnh lặng hơn, nội tâm hơn, nhiều khi còn trầm cảm nữa. Có khi cô ấy còn nghĩ đến chuyển tử tự cơ mà …
     
Nhưng đó là cuộc sống, mình nhiều khi không có lựa chọn, chỉ có cách thay đổi thái độ và thích ứng với hiện thực. Khánh An nghĩ rằng mình được sinh ra trong cuộc đời này, được khỏe mạnh, có nhà để ở, có cơm để ăn, có quần áo để mặc, đó là điều may mắn và kì diệu rồi. 
     
Khánh An thi trượt đại học, một lần nữa cô ấy lại mất niềm tin và hi vọng. Một tháng trời cô ấy lại ngồi khóc một mình, tự trách bản thân mình và chẳng thể chia sẻ với ai. Bố mẹ cô ấy cũng không hiểu được…  
     
Sau một tháng tự hành hạ bản thân mình, rồi Khánh An cũng tĩnh tâm lại: “Mình không thể như thế này được, mình phải thay đổi thôi, không thể nhút nhát và như kẻ bỏ đi như thế này được”. 
       
Cô ấy bắt đầu tìm hiểu thông tin rồi nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào 1 trường đại học khác ở Hà Nội. Cô ấy bắt đầu tìm các câu lạc bộ tiếng anh để tham gia, tự đi tìm những anh chị giỏi hơn để học tập và noi gương theo. Cô ấy không còn nhút nhát nữa, không sợ những lời giễu cượt như trước đây nữa. Cô ấy mạnh mẽ hơn, cá tính hơn, và cũng lì lợm hơn. Cô ấy đọc sách nhiều hơn để biết cách ứng xử với mọi người. Cô ấy đi làm thêm ở quán cà phê vừa để kiếm tiền, vừa để học cách nói năng với người khác. 
     
Dần dần Khánh An được cô chủ quán khen ngợi và quý mến. Cô chủ quán rất thích cách làm việc chu đáo của Khánh An với mọi khách hàng, sự cẩn thận và ngăn nắp nữa. Khánh An bắt đầu cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn, mình cũng thay đổi, tiến bộ hơn so với những ngày trước đây. Từ đó, cô ấy suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn.
     
Rồi năm 2, năm 3 đại học, Khánh An bắt đầu  chăm học tiếng anh hơn, và tìm những công việc công sở xin thực tập để hiểu rõ hơn về môi trường doanh nghiệp. Cô ấy được nhận làm thêm công việc văn phòng ở FPT Software. Đó không phải là công việc đòi hỏi chuyên môn cao, nhưng cô ấy học được cách thuyết trình, cách ứng xử với mọi người trong công ty, cách tạo các mối quan hệ … 
     
Khánh An cảm thấy giá trị của bản thân mình tăng lên nhiều hơn, cô ấy biết được nhiều thứ hơn và một lần nữa cô ấy tốt hơn bản thân mình của ngày hôm qua. Cô ấy cảm thấy mình đáng sống hơn … 
     
Và ở cái tuổi đôi mươi, Khánh An bắt đầu biết làm dáng hơn, cô ấy chăm chút cho bề ngoài của mình hơn và cảm thấy tự tin hơn khi thích một ai đó mà không sợ người ta nói này nói nọ. Bởi vì cô biết giá trị của riêng mình. 
     
Nhiều người được bố mẹ chăm chút, điều kiện tốt hơn cô hay giả sử nếu ở trong hoàn cảnh của cô, liệu họ có biết suy nghĩ tích cực và vươn lên trong cuộc sống như cô không? Trải qua nhiều sóng gió như thế, và cách sống tự lập từ nhỏ khiến Khánh An suy nghĩ già hơn tuổi, cô ấy khác nhiều so với các bạn đồng trang lứa.
     
Rồi đến năm 4 đại học, cô được thực tập ở công ty tập đoàn kế toán Hà Nội. Một lần nữa, Khánh An lại gặp được một người đỡ đầu tốt. Chị ấy không chỉ dạy cô về kiến thức chuyên môn mà còn dạy cô về cách giao tiếp với khách hàng, cách ứng xử với cấp trên, cấp dưới, với đồng nghiệp và bạn bè. 
     
Có lần buổi trưa nắng, chị ấy đi qua chỗ Khánh An, thấy nắng chiếu vào chỗ cô ấy ngồi, chị ấy liền kém rèm xuống cho cô và bảo “Nắng thế này, kéo rèm xuống chứ em”. Hay đến giờ nghỉ trưa rồi, chị nhắc Khánh An “Nghỉ tay đi ăn đi em, không đói ra đấy, chiều làm sao làm được việc hử?”. 
     
Chỉ qua những hành động nhỏ như thế thôi, nhưng Khánh An cảm thấy mình được quan tâm hơn, tâm trạng vui hơn và học tập chị ấy từ những hành động nhỏ nhất. Lắm lúc, chị ấy giảng về nghiệp vụ chuyên môn mà Khánh An chưa hiểu, chị ấy lại kiên nhẫn giảng giải lại cho Khánh An và các bạn. Khánh An tự hỏi lại bản thân “Nếu là mình, thì mình đã quát um lên rồi, mình không kiên nhẫn giảng lại cho người khác được như chị ấy”. 
     
Ngày ngày Khánh An học được cách nhẫn nại hơn, cái “tôi” của Khánh An nhỏ hơn, biết tôn trọng những người khác hơn và luôn nghĩ luôn tìm tòi những điểm tốt, những điểm tích cực từ người khác để cảm thấy cuộc sống của mình hạnh phúc hơn và chứa chan những điều tốt đẹp. 
     
Bố Khánh An yếu và bị bệnh, nên hàng ngày cô ấy chăm sóc bố. Cô ấy cắt tóc cho bố, cắt móng chân móng tay cho bố cô ấy nữa và thỉnh thoảng nhổ tóc sâu cho mẹ. Nhiều khi chỉ cần làm những điều cực kì đơn giản ấy thôi nhưng tâm cô ấy lại thấy hạnh phúc lắm. Đó, hạnh phúc đâu phải đi tìm kiếm ở nơi đâu xa, mà nó xuất phát từ những điều tưởng chừng như đơn giản nhất từ trái tim của ta. 
     
Sắp đến lúc Khánh An phải ra trường đi làm chính thức rồi. Khánh An cũng xin  được vào làm ở 1 công ty có tiếng ở Việt Nam rồi. Mặc dù hiện tại, Khánh An chưa thực sự giỏi, nhưng nhờ có những các kĩ năng mềm và sự ham học hỏi, sự năng động mà cô tích lũy qua từng ấy năm, Khánh An cũng có được điều mà cô ấy muốn. 
     
Các bạn thấy không? Mình không cần phải là người giỏi nhất, học trường có danh tiếng nhất? Mà mình phải luôn biết mình là ai? Điều kiện hiện tại của mình như thế nào? Mình muốn mọi thứ ra sao? Và rồi hành động. Học cách thích ứng với hiện tại và sống tốt hơn bản thân mình của ngày hôm qua. 
     
Chưa biết sự thành công của Khánh An ra sao? Nhưng cô ấy đã trở thành một người chín chắn hơn, trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn, suy nghĩ lạc quan hơn, tích cực hơn và giỏi hơn bản thân của cô ấy ngày hôm qua rồi. Ước mơ của cô ấy là có thể giúp được nhiều người có lối suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống, và định hướng nghề nghiệp tương lai cho họ. Chờ đón sự thành công của Khánh An ra sao nhé!
     
Cuộc sống luôn có đầy dẫy những khó khăn, những thử thách cần ta chinh phục, cần ta tìm hỏi, học hỏi và khám phá … nếu cứ bằng phẳng thì đâu còn gì thú vị nữa đúng không nào?
     
Nếu bạn xuất thân như Khánh An và ở trong hoàn cảnh như cô ấy, bạn sẽ như thế nào? 
 
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Tú Quyên
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 26 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 
© Copyright 2015 Ma Ha Nguyen All right reserved.
Website dành cho người mưu cầu và mong muốn chia sẻ tri thức 
Nếu các bạn muốn trao đổi và chia sẻ các giá trị tốt đẹp, hãy truy cập vào:
Facebook: https://www.facebook.com/groups/htnc.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/htnc.vn/
Hotline: 0386.196.888


Giới thiệu về website HTNC.VN

Website free tài liệu, đề thi và hỗ trợ giải đáp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được thành lập ra nhằm tạo ra sân chơi cho các trí thức, các bạn sinh viên và những người có nhu cầu tìm hiểu về các kiến thức chuyên ngành tài chính ngân hàng, kiến thức cơ bản về kinh tế học nhằm nâng cao hiểu...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì về Trường ĐHCN Việt Hung?

Tìm hiểu thông tin đào tạo tại trường

Muốn được tham gia giảng dạy tại Trường

Muốn được học tập, nghiên cứu tại Trường

Muốn tuyển dụng sinh viên của Nhà trường

Tất cả các ý kiến trên

Liên kết